Tìm hiểu về cờ vây [P.1]
Không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng và mở rộng phạm vi.
Cờ vây (chữ Hán: 圍棋 phiên âm là weiqi, baduk là cách gọi của người Hàn Quốc còn trong tiếng Nhật, cờ vây được gọi là Igo), một trò chơi trên bàn cờ và là môn thể thao trí tuệ dành cho hai người chơi.
Ngay từ lúc đầu, cờ vây được đánh giá rất cao vì chú trọng đến phương pháp luận. Một kỳ thủ là ông Emmanuel Lasker đã nói: "Cờ vua chỉ hạn chế cho nhân loại sống trên trái đất, trong khi cờ vây vượt khỏi thế giới này. Nếu một hành tinh nào có những sinh vật biết lý luận thì ở đó họ phải biết đánh cờ vây"
Một bàn cờ vây truyền thống bằng gỗ.
Các quân cờ được đặt trên những điểm giao nhau của đường kẻ
Số người chơi: 2
Độ tuổi: Bất kỳ
Thời gian chơi 10–180 phút, tuy nhiên, khi thi đấu có thể kéo dài tới hơn 16 tiếng
Lịch sử
Cờ vây là loại cờ cổ, được chơi cách đây khoảng hơn 4000 năm. Khởi thủy của môn cờ bắt đầu từ giấc mơ của vua Nghiêu về việc xem chơi cờ giữa Hoàng Đế (người mở đầu thời Ngũ Đế) với vị tiên Dung Thành. Vua đang thấy tiên Dung Thành chơi một loại cờ gồm một bàn cờ và các quân trắng đen bèn thỉnh cầu tiên day cờ cho mình. Đang chơi cờ hay bỗng vua Nghiêu tỉnh lại. Vua ngẫm ra thấy hay quá bèn tìm cách nhớ lại và bổ khuyết thêm các quy tắc, luật lệ và sáng tạo ra môn cờ vây, vì mục đích của nó là vây chiếm lãnh thổ, đất đai. Sau đó, cờ vây được thái tử Đan Chu, con của vua Nghiêu truyền bá khắp thiên hạ. Trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Quan Công đã chơi cờ vây với thuộc hạ trong khi để cho Hoa Đà nạo xương cánh tay chữa vết thương. Vi kỳ ngày xưa gọi là "dịch" (弈), được viết với bộ "củng". Trong những sách cổ của Trung Hoa như Tả Truyện, Luận Ngữ, Mạnh Tử đã nhắc nhiều đến "dịch" nhưng từ đời nhà Hán trở đi, thì cái tên vi kỳ ngày càng thông dụng.
Cờ vây hiện nay rất phổ biến ở vùng Đông Á. Nhật Bản hiện nay là nước có số người chơi cờ rất cao. Cờ vây đã tới Nhật vào thế kỷ 7 và tới đầu thế kỷ 13, nó đã được chơi rộng rãi khắp mọi nơi trên đất nước này. Sự phát triển của Internet cũng đã làm cho nó phổ biến hơn trên khắp thế giới và đến nay đã có 36 triệu người yêu thích môn cờ này (thống kê của Hiệp hội cờ Vây nghiệp dư thế giới năm 1999).
Môn cờ vây cũng đã được người Việt Nam biết tới từ lâu, nhưng qua thời gian, chiến tranh nên đã hầu như không còn ai biết cách chơi. Nó được phổ biến lại tại Việt Nam vào năm 1993 nhân dịp có một giảng viên không chuyên từ Trung Quốc sang giảng dạy giúp cho ngành Thể dục thể thao Hà Nội. Sau năm 2000 thì trở nên phổ biến thành một phong trào trong một bộ phận giới trẻ từ sự thành công của bộ truyện tranh Kỳ Thủ Cờ Vây (tên gốc: Hikaru no go) của Nhật Bản khi bộ truyện được biên dịch và xuất bản tại Việt Nam.
CLB cờ vây tại Trung Quốc
Và cờ vây với giới trẻ Nhật Bản
Một lễ hội cờ vây khu vực tại Nhật Bản ^_^
Cờ vây có từ xa xưa, nhưng luật của nó lại không hề bị biến đổi theo thời gian như những trò chơi cổ khác. Lý do là luật chơi của cờ vây hết sức đơn giản, người nào cũng có thể chơi được, không cần đến trí thông minh ưu việt. Trong cờ vây, quân nào cũng như quân nào, giá trị y hệt nhau, không quân nào có tên tuổi, không có vua, có tướng. Tướng, vua được biết như chính người chơi cờ vậy. Cờ vây, như đã biết, muốn biết chơi thì quá dễ, nhưng để chơi tới được thành "cao cờ" thì rất khó. Khi chơi cờ vây cũng giống như khi ra trận đánh giặt. Bàn cờ là chiến trường và mục đích là chiếm lấy lãnh thỗ. Một kỳ thủ cờ vây thực sự biết quý trọng từng quân cờ và luôn đặt hết tâm quyết vào mỗi nước đi.
Mục đích của ván cờ
Cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều "đất", càng rộng càng tốt. Chuyện bắt quân cũng cần nhưng được xem là thứ yếu. Thế trận trên bàn cờ vây có khả năng biến hoá cao với các đám quân và "vùng đất." Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ. Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi.
Cờ vây khác so với các loại cờ khác là người chơi được phép nhường lượt đi của mình cho đối phương, nhất là lúc tàn cuộc và nhận ra rằng nếu mình đi thì chỉ làm cho mình bị thiệt hại, còn khi nào thấy cần thì đi tiếp. Đến khi cả hai bên đều thấy đi tiếp là vô ích, ván cờ sẽ được thỏa thuận dừng tại đây, hai bên cùng đếm "đất" để xác định thắng thua. Với bàn cờ chuẩn (19 x 19) thì sau khi đếm xong, bên Trắng được cộng thêm 5,5 (5,5 điểm do bên Trắng luôn là bên đi sau).
Bàn cờ và quân cờ
Theo bàn cờ nguyên thủy đã tìm thấy vào năm 1977 ở Nội Mông, trong một ngôi mộ cổ đời nhà Liêu, có một bàn cờ ngang dọc chỉ có 13x13 tạo thành 169 giao điểm. Năm 1971, bàn cờ đào được ở Hồ Nam, trong một ngôi mộ đời nhà Đường, có bàn cờ lại chia lưới 15x15. Năm 1952, ở Vọng Đô, Hà Bắc, Trung Quốc, trong một ngôi mộ thời Đông Hán có một bàn cờ lại chia lưới 17x17...Tuy những bàn cờ đó khác nhau về số nước đi nhưng tựu chung lại đều chia lưới theo số lẻ (13, 15, 17...). Bàn cờ 19 đường phát hiện sớm nhất vào khoảng đời nhà Tùy.
Quân cờ và bàn cờ vây được sáng tạo trên cơ sở của thuyết Âm Dương và vũ trụ quan của người xưa. Bàn cờ ngày nay có 19 đường kẻ ngang và 19 đường kẻ dọc tạo thành 361 giao điểm tượng trưng cho 361 ngày âm lịch. Bốn góc của bàn cờ tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Các quân cờ có hình tròn dẹt, giống hình cúc áo, 181 quân màu đen và 180 quân màu trắng. Quân cờ chỉ được nhấc ra hoặc đặt vào bàn cờ, chứ không dịch chuyển như trong cờ vua hoặc cờ tướng.
Trên bàn cờ thường có 9 chấm đen gọi là các sao nhỏ giúp người chơi dễ nhận định hướng vị trí vì bàn cờ quá rộng. Điểm ở chính giữa bàn gọi là "thiên nguyên". Tám điểm ở 4 phía xung quanh bàn cờ gọi là "sao biên" và "sao góc". Vị trí ở gần vùng giữa bàn gọi là "cao" còn vị trí gần biên và góc là "thấp". Trong một ván cờ, số khả năng biến hóa có thể xảy ra là 10761. Với số giây trong 3 năm là không đến 108, nếu 10 tỉ người, mỗi người sắp 1 ván cờ trong 1 giây thì số ván cờ sắp được trong 3 năm cũng chỉ là 1017. Để so sánh thêm, con số đó trong cờ vua là nằm trong khoảng 1043 và 1050; và những nhà vật lý đã từng ước tính là không có nhiều hơn 1090 proton trên thế giới hữu hình này.
Không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng và mở rộng phạm vi.
Cờ vây (chữ Hán: 圍棋 phiên âm là weiqi, baduk là cách gọi của người Hàn Quốc còn trong tiếng Nhật, cờ vây được gọi là Igo), một trò chơi trên bàn cờ và là môn thể thao trí tuệ dành cho hai người chơi.
Ngay từ lúc đầu, cờ vây được đánh giá rất cao vì chú trọng đến phương pháp luận. Một kỳ thủ là ông Emmanuel Lasker đã nói: "Cờ vua chỉ hạn chế cho nhân loại sống trên trái đất, trong khi cờ vây vượt khỏi thế giới này. Nếu một hành tinh nào có những sinh vật biết lý luận thì ở đó họ phải biết đánh cờ vây"
Một bàn cờ vây truyền thống bằng gỗ.
Các quân cờ được đặt trên những điểm giao nhau của đường kẻ
Số người chơi: 2
Độ tuổi: Bất kỳ
Thời gian chơi 10–180 phút, tuy nhiên, khi thi đấu có thể kéo dài tới hơn 16 tiếng
Lịch sử
Cờ vây là loại cờ cổ, được chơi cách đây khoảng hơn 4000 năm. Khởi thủy của môn cờ bắt đầu từ giấc mơ của vua Nghiêu về việc xem chơi cờ giữa Hoàng Đế (người mở đầu thời Ngũ Đế) với vị tiên Dung Thành. Vua đang thấy tiên Dung Thành chơi một loại cờ gồm một bàn cờ và các quân trắng đen bèn thỉnh cầu tiên day cờ cho mình. Đang chơi cờ hay bỗng vua Nghiêu tỉnh lại. Vua ngẫm ra thấy hay quá bèn tìm cách nhớ lại và bổ khuyết thêm các quy tắc, luật lệ và sáng tạo ra môn cờ vây, vì mục đích của nó là vây chiếm lãnh thổ, đất đai. Sau đó, cờ vây được thái tử Đan Chu, con của vua Nghiêu truyền bá khắp thiên hạ. Trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Quan Công đã chơi cờ vây với thuộc hạ trong khi để cho Hoa Đà nạo xương cánh tay chữa vết thương. Vi kỳ ngày xưa gọi là "dịch" (弈), được viết với bộ "củng". Trong những sách cổ của Trung Hoa như Tả Truyện, Luận Ngữ, Mạnh Tử đã nhắc nhiều đến "dịch" nhưng từ đời nhà Hán trở đi, thì cái tên vi kỳ ngày càng thông dụng.
Cờ vây hiện nay rất phổ biến ở vùng Đông Á. Nhật Bản hiện nay là nước có số người chơi cờ rất cao. Cờ vây đã tới Nhật vào thế kỷ 7 và tới đầu thế kỷ 13, nó đã được chơi rộng rãi khắp mọi nơi trên đất nước này. Sự phát triển của Internet cũng đã làm cho nó phổ biến hơn trên khắp thế giới và đến nay đã có 36 triệu người yêu thích môn cờ này (thống kê của Hiệp hội cờ Vây nghiệp dư thế giới năm 1999).
Môn cờ vây cũng đã được người Việt Nam biết tới từ lâu, nhưng qua thời gian, chiến tranh nên đã hầu như không còn ai biết cách chơi. Nó được phổ biến lại tại Việt Nam vào năm 1993 nhân dịp có một giảng viên không chuyên từ Trung Quốc sang giảng dạy giúp cho ngành Thể dục thể thao Hà Nội. Sau năm 2000 thì trở nên phổ biến thành một phong trào trong một bộ phận giới trẻ từ sự thành công của bộ truyện tranh Kỳ Thủ Cờ Vây (tên gốc: Hikaru no go) của Nhật Bản khi bộ truyện được biên dịch và xuất bản tại Việt Nam.
CLB cờ vây tại Trung Quốc
Và cờ vây với giới trẻ Nhật Bản
Một lễ hội cờ vây khu vực tại Nhật Bản ^_^
Cờ vây có từ xa xưa, nhưng luật của nó lại không hề bị biến đổi theo thời gian như những trò chơi cổ khác. Lý do là luật chơi của cờ vây hết sức đơn giản, người nào cũng có thể chơi được, không cần đến trí thông minh ưu việt. Trong cờ vây, quân nào cũng như quân nào, giá trị y hệt nhau, không quân nào có tên tuổi, không có vua, có tướng. Tướng, vua được biết như chính người chơi cờ vậy. Cờ vây, như đã biết, muốn biết chơi thì quá dễ, nhưng để chơi tới được thành "cao cờ" thì rất khó. Khi chơi cờ vây cũng giống như khi ra trận đánh giặt. Bàn cờ là chiến trường và mục đích là chiếm lấy lãnh thỗ. Một kỳ thủ cờ vây thực sự biết quý trọng từng quân cờ và luôn đặt hết tâm quyết vào mỗi nước đi.
Mục đích của ván cờ
Cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều "đất", càng rộng càng tốt. Chuyện bắt quân cũng cần nhưng được xem là thứ yếu. Thế trận trên bàn cờ vây có khả năng biến hoá cao với các đám quân và "vùng đất." Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ. Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi.
Cờ vây khác so với các loại cờ khác là người chơi được phép nhường lượt đi của mình cho đối phương, nhất là lúc tàn cuộc và nhận ra rằng nếu mình đi thì chỉ làm cho mình bị thiệt hại, còn khi nào thấy cần thì đi tiếp. Đến khi cả hai bên đều thấy đi tiếp là vô ích, ván cờ sẽ được thỏa thuận dừng tại đây, hai bên cùng đếm "đất" để xác định thắng thua. Với bàn cờ chuẩn (19 x 19) thì sau khi đếm xong, bên Trắng được cộng thêm 5,5 (5,5 điểm do bên Trắng luôn là bên đi sau).
Bàn cờ và quân cờ
Theo bàn cờ nguyên thủy đã tìm thấy vào năm 1977 ở Nội Mông, trong một ngôi mộ cổ đời nhà Liêu, có một bàn cờ ngang dọc chỉ có 13x13 tạo thành 169 giao điểm. Năm 1971, bàn cờ đào được ở Hồ Nam, trong một ngôi mộ đời nhà Đường, có bàn cờ lại chia lưới 15x15. Năm 1952, ở Vọng Đô, Hà Bắc, Trung Quốc, trong một ngôi mộ thời Đông Hán có một bàn cờ lại chia lưới 17x17...Tuy những bàn cờ đó khác nhau về số nước đi nhưng tựu chung lại đều chia lưới theo số lẻ (13, 15, 17...). Bàn cờ 19 đường phát hiện sớm nhất vào khoảng đời nhà Tùy.
Quân cờ và bàn cờ vây được sáng tạo trên cơ sở của thuyết Âm Dương và vũ trụ quan của người xưa. Bàn cờ ngày nay có 19 đường kẻ ngang và 19 đường kẻ dọc tạo thành 361 giao điểm tượng trưng cho 361 ngày âm lịch. Bốn góc của bàn cờ tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Các quân cờ có hình tròn dẹt, giống hình cúc áo, 181 quân màu đen và 180 quân màu trắng. Quân cờ chỉ được nhấc ra hoặc đặt vào bàn cờ, chứ không dịch chuyển như trong cờ vua hoặc cờ tướng.
Trên bàn cờ thường có 9 chấm đen gọi là các sao nhỏ giúp người chơi dễ nhận định hướng vị trí vì bàn cờ quá rộng. Điểm ở chính giữa bàn gọi là "thiên nguyên". Tám điểm ở 4 phía xung quanh bàn cờ gọi là "sao biên" và "sao góc". Vị trí ở gần vùng giữa bàn gọi là "cao" còn vị trí gần biên và góc là "thấp". Trong một ván cờ, số khả năng biến hóa có thể xảy ra là 10761. Với số giây trong 3 năm là không đến 108, nếu 10 tỉ người, mỗi người sắp 1 ván cờ trong 1 giây thì số ván cờ sắp được trong 3 năm cũng chỉ là 1017. Để so sánh thêm, con số đó trong cờ vua là nằm trong khoảng 1043 và 1050; và những nhà vật lý đã từng ước tính là không có nhiều hơn 1090 proton trên thế giới hữu hình này.
Tìm hiểu về cờ vây [P.2]
Sự mềm dẻo, nhẫn nại, biết bỏ cái nhỏ để giành cái lớn, biết hy sinh tiểu tiết để giành đại cục được xem là cốt lõi của cờ vây.
Tiếp theo các bạn có thể tìm hiểu thêm về nguyên tắc chơi và một số kiến thức cơ bản về cờ vây.
Nguyên tắc chơi
Luật chơi cờ vây rất đơn giản, điều chủ chốt chỉ cần nắm vững là ai chiếm được nhiều đất thì người đó thắng.
Khí: Các giao điểm trống nằm ngay cạnh quân cờ gọi là "khí" của quân cờ đó. Quân cờ đứng ở giữa bàn có 4 "khí", đứng ở biên có 3 "khí" và đứng ở góc có 2 "khí". Nếu một quân hoặc một nhóm quân không còn "khí", quân đó hoặc nhóm quân đó sẽ bị bắt và đưa ra khỏi bàn cờ. Nếu quân đó hoặc nhóm quân đó chỉ còn một "khí", điều đó có nghĩa là nó đang bị đe dọa, đang bị "atari" và sẽ bị đối phương bắt ngay sau nước đi tiếp theo.
Những chấm trắng và đen ở hình bên là "khí" của quân trắng và quân đen. "Khí" có thể cùng được chia sẻ giữa hai loại quân. Nếu quân trắng được đặt vào nơi có "khí" chung của hai nhóm quân, hai nhóm quân trắng sẽ được nối với nhau thành một. Quân của đối phương sẽ bị bắt khi nó không còn "khí".
Nếu một người chơi đoạt nốt "khí" cuối cùng của một quân hay nhóm quân của đối phương, anh ta sẽ nhấc quân đó ra khỏi bàn cờ và những quân cờ đó dùng để trao đổi tù binh khi tính điểm.
Tạo mắt: Khi một đám quân trong vùng của đối phương và không có đường thoát, để có thể sống, đám quân đó cần tạo ít nhất hai mắt nhỏ. Một mắt nhỏ là có 1 đến 2 khí trống. Một mắt lớn là có nhiều hơn 2 khí và có thể coi là 1 vùng đất. Thông thường, muốn chỉ cần tạo 1 mắt lớn cần tạo trên 5 khí ở góc và biên và trên 6 khí ở trung tâm thì sẽ có nhiêu khả năng sống vì khi bị xâm nhập sẽ dễ dàng tạo mắt nhỏ.
Chấp quân: Các đấu thủ chơi cờ vây có thể đa dạng về trình độ. Người chơi giỏi hơn có thể chơi handicap (chấp quân) với người chơi kém hơn, từ đó có thể khiến cuộc chơi thú vị hơn cho cả hai người chơi, người chơi kém hơn sẽ học được rất nhiều từ cách đi của người chơi giỏi hơn và sẽ giúp họ nâng cao trình độ chơi cờ của mình. Thông thường, số quân chấp nhiều nhất là 9 quân và người chơi kém hơn sẽ chơi quân màu đen. Những quân được chấp thường có một số vị trí xác định trên bàn cờ. Sau khi những quân cờ này được đặt lên bàn cờ, quân trắng bắt đầu nước đi đầu tiên.
Phân hạng người chơi
Đẳng cấp của cờ vây phân biệt trên 2 hệ thống riêng biệt. Đó là hệ thống đẳng cấp nghiệp dư và đẳng cấp chuyên nghiệp:
Nghiệp dư
Kyu: Từ người mới bắt đầu chơi đến người chơi trung bình được chia thành nhiều cấp. Cấp mạnh nhất thường là 1 kyu, càng yếu, số kyu càng cao. Chữ kyu thường được viết tắt là k.
Ví dụ: Nếu thang nghiệp dư có 30 cấp từ 1 đến 30 thì cấp yếu nhất là 30k, cấp mạnh nhất là 1k.
Dan: Kí hiệu là d; chỉ những người có sức cờ mạnh, phát triển các kĩ năng ở mức độ cao, sử dụng các thao tác nhuần nhuyễn. Trái với kyu, khi càng mạnh số đẳng càng cao. Ví dụ: 2d thì mạnh hơn 1d và 4d mạnh hơn 2d.
Để phân biệt với dan chuyên nghiệp, ta gọi đây là dan nghiệp dư.
Thực chất sự ra đời của dan không chuyên nhằm phân hóa rõ ràng hơn khoảng cách chênh lệch giữa các trình độ. Bởi không phải nước nào cũng công nhận kì thủ cờ vây chuyên nghiệp nên việc ra đời hệ thống không chuyên trên đáp ứng thực tế là có những kì thủ không chuyên rất mạnh thắng được những tay chuyên nghiệp.
Chênh lệch trình độ của mỗi bậc trong đẳng cấp nghiệp dư là 1 quân chấp. Khi chỉ chênh lệch một bậc, người ta thường hay chấp komi. Trong cờ vây người cầm quân đen được đánh trước vì vậy để công bằng người cầm quân trắng được cộng tầm 5,5 đến 6,5 điểm tùy theo cách tính theo luật Trung Quốc hay Nhật Bản. Điểm cộng đó gọi là komi.
Chuyên nghiệp
Kyu: có lẽ chỉ có từ 5k đến 1k (1k là cao nhất). Đẳng cấp kyu của chuyên nghiệp nhằm chỉ đến những người sắp sửa bước vào thế giới chuyên nghiệp của cờ vây, có thể họ đang rèn luỵện, học tập trong các trường dạy cờ nổi tiếng.
Dan: Để phân biệt với dan không chuyên, người ta thường kí hiệu là p. Kì thủ được gọi là chuyên nghiệp khi được hiệp hội cờ vây của nước sở tại cấp chứng chỉ khẳng định trình độ chuyên môn. Một vài giải lớn thực sự chỉ dành riêng cho dân chuyên nghiệp. Hiện chỉ có vài nước là chứng nhận chuyên nghiệp như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên. Một số kì thủ các nước phương Tây tìm đến "tầm sư học đạo" và họ được gọi là insei. Khi một insei đủ mạnh để vượt qua kì xét tuyển, họ được cấp chứng chỉ của nước đó và được xem là chuyên nghiệp.
Do số dan chuyên nghiệp được tính bằng cách riêng và một phần dựa vào danh hiệu đạt được nên không thể xét mạnh yếu như với không chuyên. Những đại kì thủ 9p có thể chấp những tân 1p và thắng hoặc 2p có thể cầm trắng vẫn thắng 8p. Một kì thủ có thể nhảy hạng nếu đạt được một danh hiệu cao quý nào đó.
So sánh: Ở trình độ không chuyên, sức cờ thể hiện rõ ràng qua con số. Đối với chuyên nghiệp, thứ hạng lại không thể hiện điều đó. Tuy nhiên không có nghĩa là tay cờ vây không chuyên hạng 30k có thể thắng các tay cờ vây 5p. Các kì thủ không chuyên giỏi nhất có thể thắng các kì thủ chuyên nghiệp có cấp hạng cao. Điều này là bình thường, đơn giản: cờ vây cũng là một môn thể thao. Và trong thể thao, không thể nói trước điều gì.
Sự mềm dẻo, khôn ngoan, nhẫn nại, biết bỏ cái nhỏ để giành cái lớn, biết hy sinh tiểu tiết để giành đại cục nhằm dẫn tới thắng lợi, được đối phương "tâm phục khẩu phục" được xem là cốt lõi của cờ vây.
Ván cờ vây được chia thành 3 giai đoạn, gọi là: Bố cục, Trung bàn (còn gọi là Trung bàn chiến - vì ở giai đoạn này thường xảy ra chiến đấu kịch liệt), và Quan tử.
Máy tính với cờ vây
Hiện nay, có rất nhiều trò chơi được thực hiện trên máy tính. Trong cờ vua, trình độ chơi cờ của máy tính đã được lập trình rất cao, để thắng được máy tính rất khó. Nhưng đối với cờ vây, chuyện lại khác. Một chương trình chơi cờ vây mạnh nhất cũng không thể chơi hơn được một người chơi ở mức độ trung bình. Những người chơi giỏi, thậm chí còn chơi handicap (chấp quân) với máy tính đến 25 quân. Do đó, những người chơi cờ vây giỏi hầu như không hứng thú trong việc chơi cờ với máy tính. Đó chỉ là những chương trình dành cho những người ở hạng "kyu". Tại sao lại như vậy? Rất đơn giản: số khả năng biến hóa của cờ vây quá cao.
Sự mềm dẻo, nhẫn nại, biết bỏ cái nhỏ để giành cái lớn, biết hy sinh tiểu tiết để giành đại cục được xem là cốt lõi của cờ vây.
Tiếp theo các bạn có thể tìm hiểu thêm về nguyên tắc chơi và một số kiến thức cơ bản về cờ vây.
Nguyên tắc chơi
Luật chơi cờ vây rất đơn giản, điều chủ chốt chỉ cần nắm vững là ai chiếm được nhiều đất thì người đó thắng.
Khí: Các giao điểm trống nằm ngay cạnh quân cờ gọi là "khí" của quân cờ đó. Quân cờ đứng ở giữa bàn có 4 "khí", đứng ở biên có 3 "khí" và đứng ở góc có 2 "khí". Nếu một quân hoặc một nhóm quân không còn "khí", quân đó hoặc nhóm quân đó sẽ bị bắt và đưa ra khỏi bàn cờ. Nếu quân đó hoặc nhóm quân đó chỉ còn một "khí", điều đó có nghĩa là nó đang bị đe dọa, đang bị "atari" và sẽ bị đối phương bắt ngay sau nước đi tiếp theo.
Những chấm trắng và đen ở hình bên là "khí" của quân trắng và quân đen. "Khí" có thể cùng được chia sẻ giữa hai loại quân. Nếu quân trắng được đặt vào nơi có "khí" chung của hai nhóm quân, hai nhóm quân trắng sẽ được nối với nhau thành một. Quân của đối phương sẽ bị bắt khi nó không còn "khí".
Nếu một người chơi đoạt nốt "khí" cuối cùng của một quân hay nhóm quân của đối phương, anh ta sẽ nhấc quân đó ra khỏi bàn cờ và những quân cờ đó dùng để trao đổi tù binh khi tính điểm.
Tạo mắt: Khi một đám quân trong vùng của đối phương và không có đường thoát, để có thể sống, đám quân đó cần tạo ít nhất hai mắt nhỏ. Một mắt nhỏ là có 1 đến 2 khí trống. Một mắt lớn là có nhiều hơn 2 khí và có thể coi là 1 vùng đất. Thông thường, muốn chỉ cần tạo 1 mắt lớn cần tạo trên 5 khí ở góc và biên và trên 6 khí ở trung tâm thì sẽ có nhiêu khả năng sống vì khi bị xâm nhập sẽ dễ dàng tạo mắt nhỏ.
Chấp quân: Các đấu thủ chơi cờ vây có thể đa dạng về trình độ. Người chơi giỏi hơn có thể chơi handicap (chấp quân) với người chơi kém hơn, từ đó có thể khiến cuộc chơi thú vị hơn cho cả hai người chơi, người chơi kém hơn sẽ học được rất nhiều từ cách đi của người chơi giỏi hơn và sẽ giúp họ nâng cao trình độ chơi cờ của mình. Thông thường, số quân chấp nhiều nhất là 9 quân và người chơi kém hơn sẽ chơi quân màu đen. Những quân được chấp thường có một số vị trí xác định trên bàn cờ. Sau khi những quân cờ này được đặt lên bàn cờ, quân trắng bắt đầu nước đi đầu tiên.
Phân hạng người chơi
Đẳng cấp của cờ vây phân biệt trên 2 hệ thống riêng biệt. Đó là hệ thống đẳng cấp nghiệp dư và đẳng cấp chuyên nghiệp:
Nghiệp dư
Kyu: Từ người mới bắt đầu chơi đến người chơi trung bình được chia thành nhiều cấp. Cấp mạnh nhất thường là 1 kyu, càng yếu, số kyu càng cao. Chữ kyu thường được viết tắt là k.
Ví dụ: Nếu thang nghiệp dư có 30 cấp từ 1 đến 30 thì cấp yếu nhất là 30k, cấp mạnh nhất là 1k.
Dan: Kí hiệu là d; chỉ những người có sức cờ mạnh, phát triển các kĩ năng ở mức độ cao, sử dụng các thao tác nhuần nhuyễn. Trái với kyu, khi càng mạnh số đẳng càng cao. Ví dụ: 2d thì mạnh hơn 1d và 4d mạnh hơn 2d.
Để phân biệt với dan chuyên nghiệp, ta gọi đây là dan nghiệp dư.
Thực chất sự ra đời của dan không chuyên nhằm phân hóa rõ ràng hơn khoảng cách chênh lệch giữa các trình độ. Bởi không phải nước nào cũng công nhận kì thủ cờ vây chuyên nghiệp nên việc ra đời hệ thống không chuyên trên đáp ứng thực tế là có những kì thủ không chuyên rất mạnh thắng được những tay chuyên nghiệp.
Chênh lệch trình độ của mỗi bậc trong đẳng cấp nghiệp dư là 1 quân chấp. Khi chỉ chênh lệch một bậc, người ta thường hay chấp komi. Trong cờ vây người cầm quân đen được đánh trước vì vậy để công bằng người cầm quân trắng được cộng tầm 5,5 đến 6,5 điểm tùy theo cách tính theo luật Trung Quốc hay Nhật Bản. Điểm cộng đó gọi là komi.
Chuyên nghiệp
Kyu: có lẽ chỉ có từ 5k đến 1k (1k là cao nhất). Đẳng cấp kyu của chuyên nghiệp nhằm chỉ đến những người sắp sửa bước vào thế giới chuyên nghiệp của cờ vây, có thể họ đang rèn luỵện, học tập trong các trường dạy cờ nổi tiếng.
Dan: Để phân biệt với dan không chuyên, người ta thường kí hiệu là p. Kì thủ được gọi là chuyên nghiệp khi được hiệp hội cờ vây của nước sở tại cấp chứng chỉ khẳng định trình độ chuyên môn. Một vài giải lớn thực sự chỉ dành riêng cho dân chuyên nghiệp. Hiện chỉ có vài nước là chứng nhận chuyên nghiệp như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên. Một số kì thủ các nước phương Tây tìm đến "tầm sư học đạo" và họ được gọi là insei. Khi một insei đủ mạnh để vượt qua kì xét tuyển, họ được cấp chứng chỉ của nước đó và được xem là chuyên nghiệp.
Do số dan chuyên nghiệp được tính bằng cách riêng và một phần dựa vào danh hiệu đạt được nên không thể xét mạnh yếu như với không chuyên. Những đại kì thủ 9p có thể chấp những tân 1p và thắng hoặc 2p có thể cầm trắng vẫn thắng 8p. Một kì thủ có thể nhảy hạng nếu đạt được một danh hiệu cao quý nào đó.
So sánh: Ở trình độ không chuyên, sức cờ thể hiện rõ ràng qua con số. Đối với chuyên nghiệp, thứ hạng lại không thể hiện điều đó. Tuy nhiên không có nghĩa là tay cờ vây không chuyên hạng 30k có thể thắng các tay cờ vây 5p. Các kì thủ không chuyên giỏi nhất có thể thắng các kì thủ chuyên nghiệp có cấp hạng cao. Điều này là bình thường, đơn giản: cờ vây cũng là một môn thể thao. Và trong thể thao, không thể nói trước điều gì.
Sự mềm dẻo, khôn ngoan, nhẫn nại, biết bỏ cái nhỏ để giành cái lớn, biết hy sinh tiểu tiết để giành đại cục nhằm dẫn tới thắng lợi, được đối phương "tâm phục khẩu phục" được xem là cốt lõi của cờ vây.
Ván cờ vây được chia thành 3 giai đoạn, gọi là: Bố cục, Trung bàn (còn gọi là Trung bàn chiến - vì ở giai đoạn này thường xảy ra chiến đấu kịch liệt), và Quan tử.
Máy tính với cờ vây
Hiện nay, có rất nhiều trò chơi được thực hiện trên máy tính. Trong cờ vua, trình độ chơi cờ của máy tính đã được lập trình rất cao, để thắng được máy tính rất khó. Nhưng đối với cờ vây, chuyện lại khác. Một chương trình chơi cờ vây mạnh nhất cũng không thể chơi hơn được một người chơi ở mức độ trung bình. Những người chơi giỏi, thậm chí còn chơi handicap (chấp quân) với máy tính đến 25 quân. Do đó, những người chơi cờ vây giỏi hầu như không hứng thú trong việc chơi cờ với máy tính. Đó chỉ là những chương trình dành cho những người ở hạng "kyu". Tại sao lại như vậy? Rất đơn giản: số khả năng biến hóa của cờ vây quá cao.
Theo: ichinews.acc.vn
Đăng nhận xét