Khi nói chuyện với người khác về cờ vây, bạn có thường gặp câu hỏi: “ Nó có giống cờ vua không?”. Mặc dù cờ vua và cờ vây đều là trò chơi chiến lược và thử thách trí tuệ của người chơi cờ nhưng có một số điểm không giống nhau giữa hai loại cờ này. Để minh họa cho những điểm khác biệt đó, MAG đưa ra các cặp câu hỏi và trả lời, hi vọng giúp mọi người thấy được điểm khác biệt giữa hai loại cờ này
1. Trò chơi đã được sáng tạo khi nào?
Cờ Vua: Khoảng năm 455 năm sau Công Nguyên.
Cờ Vây: Khoảng 2000 năm trước Công Nguyên.
2. Nó được sáng tạo ra ở đâu?
Cờ Vua: Có thể là ở Ấn Độ.
Cờ Vây: Trung Quốc.
3. Luật chơi có đơn giản?
Cờ Vua: có.
Cờ Vây: có.
4. Mục tiêu của ván cờ là gì?
Cờ Vua: Chiếu bí Vua đối phương.
Cờ Vây: Chiếm nhiều lãnh thổ hơn đối thủ.
5. Bàn cờ như thế nào?
Cờ Vua: 8*8 ô vuông, đen trắng xen lẫn.
Cờ Vây: Lưới đường thẳng 19*19.
6. Có mấy loại quân trên bàn cờ?
Cờ Vua: Các quân Vua, Hậu, Tượng, Xe, Mã, Tốt của hai bên đen và trắng.
7. Quân cờ được đặt ở đâu?
Cờ Vua: Trong các ô vuông.
Cờ Vây: Tại các giao điểm của các đường thẳng.
8. Trong thi đấu, quân cờ có di chuyển không?
Cờ Vua: Có.
Cờ Vây: Không.
9. Khi bắt đầu chơi, bàn cờ thế nào?
Cờ Vua: Tất cả các quân xếp đầy đủ trên bàn.
Cờ Vây: Không có quân cờ nào trên bàn.
10. Bên nào đi trước?
Cờ Vua: Trắng.
Cờ Vây: Đen.
11. Khi nào có thể bắt quân của đối phương?
Cờ Vua: Khi quân của đối phương nằm trong “chân” của quân mình.
Cờ Vây: Khi quân hay các quân của đối phương không còn “khí”.
12. Làm gì với quân bị bắt?
Cờ Vua: Bỏ ra ngoài bàn, không có giá trị nữa.
Cờ Vây: Bỏ ra ngoài bàn, vẫn cần dùng để trao đổi tù binh khi tính điểm.
13. Ván cờ kết thúc khi nào?
Cờ Vua: Khi ván cờ ở vào thế bí, thế hòa hoặc xin thua.
Cờ Vây: Khi không còn đất để tranh chiếm hoặc xin thua.
14. Những người có trình độ chênh lệch có thể chơi với nhau như thế nào để cơ hội thắng lợi là tương đương?
Cờ Vua: Người mạnh hơn bỏ bớt một hay vài quân nào đó từ lúc bắt đầu.
Cờ Vây: Người yếu hơn đi quân đen với một số quân chấp được đặt sẵn, sức cờ càng khác biệt lớn, số quân chấp càng nhiều.
15. Có bao nhiêu khả năng biến hóa có thể xảy ra trong ván cờ?
Cờ Vua: 10^120.
Cờ Vây: 10^761.
16. Sức cờ của chương trình máy tính mạnh nhất thì tương đương với trình độ nào?
Cờ Vua: Bậc thầy.
Cờ Vây: Người mới học.
17. Cái gì thúc đẩy ván cờ?
Cờ Vua: Sự hủy diệt.
Cờ Vây: Tạo dựng và hủy diệt.
18. Khả năng trí tuệ nào được rèn luyện khi ta chơi môn cờ này?
Cờ Vua: Khả năng phân tích => cần dùng bán cầu não trái.
Cờ Vây: Khả năng phân tích và trực giác => cần dùng cả hai bán cầu não.
19. Nếu có thể so sánh, môn cờ này tương đương với cái gì trong quân sự?
Cờ Vua: Một trận đánh đơn lẻ.
Cờ Vây: Cuộc chiến tranh toàn diện, nhiều trận đánh đồng thời.
20. Nếu có thể so sánh, môn cờ này tương đương với điều gì trong kinh tế?
Cờ Vua: Chiếm đoạt khốc kiệt.
Cờ Vây: Cạnh tranh cho một thị trường lớn hơn.
21. Nếu có thể so sánh, môn cờ này tương đương với hệ thống chính trị nào?
Cờ Vua: Quân chủ ( có lẽ mẫu quyền từ khi hoàng hậu có sức mạnh lớn nhất).
Cờ Vây: Dân chủ ( vì các quân có vai trò như nhau).
22. Kỳ thủ sẽ làm gì trong ván cờ?
Cờ Vua: Chiếm ưu thế, quét sạch vua của địch.
Cờ Vây: Cạnh tranh để chiếm nhiều lãnh thổ hơn. Chung sống nhưng cố giành điều kiện sống tốt hơn đối thủ.
Phụ lục Hikaru Kì thủ Cờ Vây tập 13 bộ cũ xuất bản năm 2004
Đăng nhận xét