“Em hãy sống tốt… anh có thể sẽ không về nhà”

– “khi cha tôi quyết định quay trở lại nhà máy, mẹ tôi đã khóc rất nhiều, ông ấy quyết định hi sinh bản thân vì sự an toàn của mọi người. Tôi cầu xin, khi quay trở lại cha tôi vẫn còn sống” – Một cô gái nói về người cha anh hùng của cô trong nhóm công nhân còn lại tại Fukushima Daiichi.

Chính phủ Nhật đã tập hợp danh sách của những người công nhân nỗ lực tham gia làm mát lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, như một sự ghi nhận đầy nước mắt.

180 công nhân đã quay trở lại nhà máy điện hạt nhân để nỗ lực làm mát lò phản ứng, bất chấp trước đó các quan chức đã ra lệnh sơ tán 800 công nhân của nhà máy này.

�SEm hay song tot⬦ anh co the se khong ve nha�
Sau những vụ nổ xẩy ra, lớp bê tông ngoài các lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy Fukushima Daiichi đã bị vỡ

Mức độ bức xạ tại nhà máy đo được là 40 milisieverts/h, mặc dù lệnh yêu cầu công nhân rời khỏi nhà máy khẩn cấp ngay sau khi lượng phóng xạ mà họ tiếp xúc lên tới 250 milisieverts, nhưng họ vẫn quyết định ở lại bằng tất cả trái tim và lòng quả cảm.

Những người ở lại đã chia làm từng nhóm 50 người thay nhau tiếp cận những điểm phóng xạ bị rò rỉ tại Fukushima Daiichi.

�SEm hay song tot⬦ anh co the se khong ve nha�
Những công nhân làm việc trong nhà máy Fukushima Daiichi trong bộ đồ bảo hộ màu trắng

Truyền hình quốc gia Nhật đã phỏng vấn người thân của nhóm công nhân – những người mà danh sách của họ vẫn được giữ kín.

Một người phụ nữ nói rằng cha cô đã chấp nhận số phận của mình là “đi vào chỗ chết”, cô nói thêm: “khi cha tôi quyết định quay trở lại nhà máy, mẹ tôi đã khóc rất nhiều, ông ấy quyết định hi sinh bản thân vì sự an toàn của mọi người. Tôi cầu xin, khi quay trở lại cha tôi vẫn còn sống”.

�SEm hay song tot⬦ anh co the se khong ve nha�
Người phụ nữ này nói rằng, trong email gửi từ chồng của mình, anh ấy viết: "em hãy sống tốt... có thể anh sẽ không thể trở về trong thời gian dài"

Người phụ nữ khác nói rằng chồng của mình vẫn tiếp tục làm việc trong khi nhận thức được đầy đủ rằng cơ thể anh ấy sẽ bị tàn phá bởi chất phóng xạ: “xin em hãy sống tốt, anh có thể sẽ không trở về nhà trong một thời gian dài”, chồng cô nhắn nhủ trong email gửi về cho cô.

Các công nhân làm việc trong nhà máy từ khi nhà máy điện hạt nhân bị nổ lò phản ứng được gọi là Fukushima Fifty (Fukushima 50).

�SEm hay song tot⬦ anh co the se khong ve nha�
Người nước ngoài chật cứng tại sân bay để chuẩn bị rời khỏi Nhật

Tiến sĩ Michio Kaku (nhà vật lý học) nói với đài ABC “điều đó thật sự khủng khiếp, những người công nhân làm việc ở các lò phản ứng đang thi hành một nhiệm vụ tự sát”.

Giám đốc Gregory Jaczko của Ủy ban điều tiết năng lượng Hoa Kì (NRC) nói bất cứ ai ở gần Fukushima Daiichi cũng có thể đối mặt với lượng bức xạ có khả năng gây chết người.

Trong ngày 17/3 đã có khoảng 30 tấn nước đã được phun vào lò phản ứng số 3, trong đó có sự hỗ trợ của 4 máy bay CH 47 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) và bắt đầu có hiệu quả trong việc làm mát bể nhiên liệu tại lò phản ứng này.

Các kĩ sư của Nhật bản đang nỗ lực nối lại đường dây điện dài 1.5km của hệ thống làm mát tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, công việc dự kiến sẽ được tiến hành trong ngày 18/3.

Lượng phóng xạ mà công ty điện lực TEPCO đo được tại khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi cho tới chiều ngày 17/3 là khoảng 3.750 microsievert/h, trong khi các thanh nhiên liệu ở lò phản ứng số 4 đã lộ ra ngoài, gây nguy cơ rò rỉ phóng xạ ở mức cao.
Cường Cao (theo Ap, Dailymail, Reuters)

Việt Báo (Theo_VTC)

Đăng nhận xét

 
Top