Giới hạn thời gian trong cờ vây

Viết bởi Lee HongRyul, nhật báo Chosun
 http://www.fortunecity.es/imaginario/leyendas/287/boletines/200510/material/sukaku.jpg
 Fujisawa Shuko - Cho Chikun

“Hay là anh ta đang đi toilet ?” “Ai chẳng thể thắng nếu được suy nghĩ cả ngày ? ...”. Đây là những câu nói thông thường trong lúc bạn đang chơi cờ với những đối thủ quen thuộc. Tôi tạm đồng ý với ý kiến này. Tôi cũng nghĩ tôi sẽ không thua bất cứ ai nếu có đủ thời gian để nghiên cứu kĩ càng hơn.
Tuy nhiên, những kì thủ đẳng cấp cao cho rằng “Thời gian suy nghĩ đối với những kì thủ yếu chỉ là thời gian nghỉ ngơi”. Dù sao đi nữa, trong Cờ vây, thời gian cho phép thường xuyên là vấn đề được tranh cãi kể cả giữa những kì thủ nghiệp dư cấp thấp.
Chỉ có trong những trận đấu chuyên nghiệp, thời gian được quy định một cách nghiêm ngặt. Vậy bao lâu là giới hạn lý tưởng ?
Nhật Bản là quốc gia hợp thức hóa bộ môn Cờ vây đầu tiên. Nhưng trong suốt thời kì Shogunate, thời gian cho mỗi trận đấu là vô hạn định. Thông thường, một trận đấu giữa 2 người quen biết sẽ kéo dài trong 10 đến 15 ngày.
Trận đấu có thời gian cho phép dài nhất được chơi vào năm 1938, thời kì đầu của Cờ vây hiện đại, giữa Honinbo Shusai và kì thủ trẻ triển vọng Kitani. Đây là trận đấu từ bỏ sự nghiệp Cờ vây của Shusai. Thời gian cho mỗi người 40 tiếng.
Do sức khỏe của Shusai, trận đấu bị gián đoạn một số lần. Kết thúc trong 158 ngày với 15 lần niêm phong. Kitani dùng 34 tiếng 19 phút và Shusai dùng 19 tiếng 57 phút. Shusai mất sau đó ít lâu do kiệt sức. Ông đã thật sự chơi một trận cờ quyết định lằn ranh của sự sống.
Kể từ thời kì này, thời gian cho phép được giảm xuống. 10 đến 15 giờ sử dụng trong 3 ngày. Trong trận đấu tranh danh hiệu Honinbo đầu tiên diễn ra năm 1938, thời gian cho mỗi đấu thủ là 8 giờ. Và cho đến ngày nay, giới hạn 8 giờ trong 2 ngày vẫn được sử dụng trong 3 giải đấu lớn của Nhật Bản.
Người Nhật Bản tôn sùng Cờ vây như một “đường lối” ( “the way” ) và “môn thể thao quốc gia” ( “national sport” ). Niềm kiêu hãnh của họ đối với Cờ vây một phần được nhấn mạnh trong truyền thống này. Mặc dù không thể trở lại thời Shogun với việc tốn nhiều tháng ròng cho một trận cờ, “8 tiếng” vẫn là khoảng thời gian cho trận đấu tốt nhất có thể. Nhật Bản, “quốc gia bá chủ trong Cờ vây”, đã bám rễ sâu trong ý thức của người Nhật Bản. Được thể hiện trong việc thứ hạng của họ trong các giải đấu quốc tế thấp hơn trong 3 giải đấu lớn trong nước. Các giải đấu cờ chớp nổi lên trong thời kì này. Nhưng Nhật Bản vẫn duy trì 8 tiếng giới hạn cho các trận đấu trong 3 danh hiệu lớn như một truyền thống.
Bắt đầu từ năm 2004, Nhật Bản đã đưa ra một quyết định quan trọng. Họ sửa đổi thời gian cho phép từ 4~5 tiếng cho các trận tranh danh hiệu và 3 tiếng cho các trận vòng bảng – trừ các trận đấu cờ chớp.  Tuy không mang nhiều ý nghĩa cho lắm, nhưng đối với người Nhật, đã từng nhấn mạnh việc kéo dài trận đấu là yêu cầu cần thiết cho sự phát triển của Cờ vây, đây lại là một sự thỏa hiệp lớn. Hơn nữa, họ phải thú nhận rằng, họ đang tự điều chỉnh để thích nghi với “tiêu chuẩn quốc tế”
Cờ vây Nhật Bản, như bạn đã biết, đã đấu tranh gần 10 năm nay. Trong những lần cạnh tranh ở đấu trường thế giới, danh hiệu đều rơi vào tay người Hàn Quốc. Chúng ta hãy cùng nhìn vào thời gian cho phép trong nhiều giải đấu quốc tế, LG cup, Samsung Cup, Chunlan cup, Fujitsu cup, tất cả đều cho mỗi kì thủ 3 giờ suy nghĩ. Ing cup cho mỗi đối thủ 2,5 giờ và khi hết thời gian, mỗi 30 phút kì thủ sẽ bị trừ đi 2 mục.

http://gogameguru.com/i/2011/04/Gu-Li-Lee-Sedol-which-camera-do-we-look-at-3rd-BC-Card-Cup-final.jpg 

Gu Li và Lee Sedol -  BC Card Cup lần 3


Bạn có thấy thật thú vị khi xem một Nhật Bản cao ngạo đang phải cố gắng đấu tranh tìm con đường kết thúc chuỗi thua liên tiếp của họ trên đấu trường quốc tế, bằng cách bẻ cong niềm kiêu hãnh của mình và chấp nhận “tiêu chuẩn quốc tế”?
Khá dễ hiểu khi những lời phê bình liên tục đổ xuống các kì thủ đỉnh cao của Nhật Bản vì những kết quả tồi tệ họ đã thể hiện ở đấu trường quốc tế. Cho Chikun khi được hỏi về thời gian cho phép.
“Các kì thủ Nhật Bản khởi động chậm rãi trong những trận đấu dành 5~8 tiếng cho mỗi đấu thủ. Trong khai cuộc và trung cuộc, họ tự điều chỉnh với nhịp độ của các trận đấu kéo dài. Nhưng kì thủ Hàn Quốc và Trung Quốc đã quen với những trận đấu 3 tiếng. Việc này giống như sự khác nhau giữa đường đua 100m và Marathon, thái độ và chiến lược hoàn toàn khác nhau. Có nhiều thứ để làm với sự thể hiện tồi tệ của kì thủ Nhật Bản trong các giải đấu quốc tế. Vì thế, giải pháp cho vấn đề này là Nhật Bản phải điều chỉnh hệ thống của mình cho giống với tiêu chuẩn quốc tế, 3 tiếng đồng hồ cho phép, trừ 3 giải đấu chính.”
Takemiya cũng nhận xét gần như vậy. “Nhật Bản, mặc dù “nhập khẩu” Cờ vây từ Trung Quốc từ rất lâu, thêm vào luật chấp quân và hệ thống giới hạn thời gian cho Cờ vây hiện đại. Một trận đấu 3 tiếng hoàn toàn khác với một trận 5 tiếng. Nhật Bản, đất nước đã từng đứng hàng đầu trong sự phát triển của Cờ vây, không có lí nào lại bỏ qua đợt sóng của thời đại mới.”.
Những nhận xét của họ có thể xem như lời bào chữa cho kết quả không tốt trên đấu trường quốc tế. Nhưng tôi nghĩ, trái lại, họ thật dũng cảm khi đòi hỏi cải cách mặc cho những hiểu lầm có thể xảy ra.
Cho Chikun, không lâu sau khi đưa ra lời bình luận này, đã giành cup Samsung. Ông đã chứng tỏ được rằng đây không phải là lời bào chữa. Chiến thắng của ông thực sự là một sự thay đổi của “Ông hoàng trong những trận đấu 8 tiếng”. Những kinh nghiệm trong các trận đấu 3 tiếng được chơi ngoài Nhật Bản có thể là một đợt tập luyện tốt. Dù sao thì, đây là một cột mốc quan trọng cho việc thay đổi hệ thống Cờ vây Nhật Bản.

Sự thay đổi trong thời đại chúng ta đòi hòi Cờ vây phải tự thay đổi cho phù hợp. Giới hạn thời gian cho các trận cờ trở nên đa dạng hơn bên cạnh sự phát triển của TV và Internet. Korea’s KBS Baduk Wang Championshi, một giải đấu cờ chớp nổi tiếng ở Hàn, cho mỗi kì thủ 5 phút và 5 lần 30 giây. TV Asia Baduk, một giải đấu cờ chớp quốc tế, cũng không cho nhiều thời gian, 1 phút mỗi nước.
Song song với 3 giải đấu lớn cho phép 8 giờ suy nghĩ, Nhật Bản hiện đã có các giải cờ chớp, như NHK cup. Đồng thời tồn tại hệ thống thời gian đương đại và truyền thống.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj1GPDEdtq-y99p3aVVLYi63Eg08_j57c7IN7bx79VIbHUxDdIIw8Dcoi-M5DrgtYcDuIuR_2CDgOwqMuKaDhvYsZgTWUAAcGSqf7UAccCPyTubWyS2quCt1HNuOkgeEtOEnzTVxAFb/s400/Lee+Changho+9p.jpg
Lee ChangHo
Tôi tò mò về một thứ, đó là tương quan giữa thời gian cho phép và chất lượng của trận đấu. Nếu chất lượng của một trận 30 giây ngang bằng với một trận đấu 8 giờ, thì dĩ nhiên các sự kiện Cờ vây nên được tổ chức ngắn và đơn giản hơn. Nó chỉ đúng trong điều kiện không ai chịu bất lợi, và phục vụ thích hợp cho người hâm mộ Cờ vây trong thời đại tốc độ này
Nhưng nếu chất lượng trận đấu và thời gian cho phép liên quan trực tiếp đến nhau, môn Cờ vây sẽ bị hạ thấp xuống thành một trò tiêu khiển cấp thấp. Về vấn đề này, Lee ChangHo đã từng nhận định “Các trận cờ chớp nhoáng phục vụ tốt cho người hâm mộ, nhưng do mục đích giải trí của nó, và xác suất xảy ra lỗi cao, chất lượng của trận đấu đang phải đặt trong rủi ro”
Lee ChangHo nắm kỉ lục về chiến thắng trong các giải cờ chớp cũng như trong những giải đấu thông thường. Do đó dễ thấy được anh không sợ những trận cờ chớp. Cho Chikun, kì thủ nổi tiếng với lối suy nghĩ lâu cũng thắng rất nhiều ván cờ chớp. Lee ChangHo cảnh báo về cờ chớp trong giới hạn chất lượng của trận đấu. Cho Chikun nhấn mạnh việc giảm thời gian cho phép, ít nhất, nó cần cho sự thành công trên đấu trường quốc tế của Nhật Bản.
Chúng ta có thể nghĩ rằng, đối với những bậc thầy Cờ vây, thời gian cho phép không phải là một vấn đề quá khó khăn.
Kì thủ vĩ đại của thế kỷ 20, Go Seigen đã từng thể hiện quan điểm của mình trong vấn đề này. Trong một bài phỏng vấn của Kawabata Yasunari ( nhà văn Nhật được giải Nobel ).
- Thời gian cho phép tối ta cho mỗi người 6 giờ là đủ.
- Dù có cho thêm thời gian, chất lượng ván đấu chưa hẳn đã tốt hơn
- Niềm vui thích của người chơi nên được tôn trọng.
- Không phải dễ dàng để truyền bá những trận lâu hơn một ngày ra nước ngoài.
- Cờ vây sẽ trở thành môn thể thao quốc tế trong tương lai, nên thời gian chơi cũng sẽ giảm xuống rất nhiều.
Điều ngạc nhiên là bài phỏng vấn này được thực hiện vào năm 1954. Người Nhật đã quá nhấn mạnh đến sự cao quý của Cờ vây, do đó, họ tin rằng thời gian chơi 2 hay 3 ngày mới đủ để đạt được độ sâu trong ván đấu.
Nhưng, Go Seigen đã nhìn thấy được bản chất của vấn đề, được minh chứng vào 50 năm sau đó. Ông không chỉ là một bậc thầy trong Cờ vây, mà còn trong việc đoán trước được tương lai. Bậc Kì Thánh thực thụ.
Nhìn lại, chúng ta thấy được rằng, “6 tiếng giới hạn” của Go Seigen, “Không hài lòng với các trận đấu chớp nhoáng” của Lee ChangHo, và “sự thay đổi cho phù hợp với quốc tế” của Cho Chikun không mâu thuẫn với nhau. Go Seigen giới hạn thời gian tối đa, trong khi Lee ChangHonói về khoảng thời gian tối thiểu, và Cho Chikun phê phán chủ nghĩa sô-vanh(1) trong việc bỏ qua tính toàn cầu hóa của Cờ vây, và đề xuất một sự thay đổi thiết thực.
Nhưng vẫn chưa bậc thầy nào cho chúng ta một giải pháp rõ ràng, họ chỉ đề xuất những nguyên tắc chung về vấn đề này. Họ chưa xác định rõ độ dài lí tưởng của thời gian.

Thực tế, kể cả khi ta bỏ cả cuộc đời cho một ván đấu, chắc chắn vẫn phải để lại một ít hối hận. Và kể cả những trận đấu 30 giây cũng có thể dâng hiến những trận chiến đáng nhớ. Đó là Cờ vây.
Chắc chắn một điều, không quan trọng thời gian cho phép lâu đến bao nhiêu, cũng không hẳn đã chơi được nước tốt hơn. Nhưng nếu thời gian cho phép ngày càng giảm xuống, những nước cờ sẽ không còn giữ được bản chất của nó. Bởi thế, thời gian cho phép tối ưu cho Cờ vây vẫn còn là một câu đố chưa có lời giải. Sự khác nhau giữa đường chạy Marathon và 100 mét, sự khác nhau giữa cái trận tranh giải với thời gian lâu hay mau, .... v...v. Chúng ta chỉ có thể cổ vũ và cười ... như khỉ, vỗ tay và chờ được cho thêm chuối.



--------------------
Chú thích:
( 1) Chủ nghĩa Sô-vanh: Được lấy nguyên gốc từ tên một nhân vật hư cấu, một người lính Pháp tên Nicolas ChauvinDùng để chỉ lòng yêu nước và lòng tin thái quá về cấp bậc và vinh quang của quốc gia.

Đăng nhận xét

 
Top