Để phát huy trí thông minh cho trẻ, cha mẹ cần biết một số nguyên tắc giáo dục.
Phải làm cha mẹ ai cũng mong con cái khỏe mạnh, thông minh. Thực tế, ngay từ khi chào đời đã có những đứa trẻ sáng dạ, ưa khám phá và có những nhận thức nhanh hơn trẻ cùng trang lứa.
Đề cập về vấn đề này, các chuyên gia Trung tâm Chiến lược Quốc gia về chăm sóc trẻ thơ (NSS) của Mỹ vừa cập nhật một số bí quyết trong việc nuôi dạy nhóm trẻ nói trên, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 6 tuổi.Phải nói ngay rằng trí thông minh của con người hàm chứa nhiều bí ẩn đến nay khoa học vẫn chưa tường hết. Thậm chí có cả giả thiết cho rằng trí thông minh của trẻ có liên quan đến các dạng “hội chứng” như rối loạn tự kỉ (Asperger)… Mong trẻ thông minh đã khó, nuôi dạy lại càng phức tạp hơn. Theo TS. Nina Sazer O’Donnell, Giám đốc NSS, thì phần lớn các bậc cha mẹ đều mong rất nhiều ở trẻ, nhưng lại không biết cách nuôi dưỡng và phát huy những lợi thế này, đặc biệt là phát huy tính thông minh cho trẻ.
Não của trẻ mới sinh có chứa trên 100 tỉ tế bào được liên thông với nhau (Ảnh minh họa).
Theo nghiên cứu, não của trẻ mới sinh có chứa trên 100 tỉ tế bào được liên thông với nhau, đảm nhận chức năng duy trì cho cơ thể phát triển. Trong giai đoạn 5 năm đầu đời nó đóng vai trò quan trọng đến nhận thức và học hành của trẻ, vì vậy những gì diễn ra trong thời gian này có ảnh hưởng lớn đến não bộ.
Những đứa trẻ sinh ra trong thời đại công nghiệp được kế thừa những thành quả của khoa học công nghệ, vì vậy nhiều bậc phụ huynh cho rằng cứ trang bị thật nhiều những phương tiện đắt tiền cho con sẽ giúp trẻ thông minh hơn, kể cả đồ chơi, thiết bị nghe nhìn hay thiết bị giải trí.
Theo giới chuyên môn, điều này không hẳn như vậy, thậm chí có trường hợp phản tác dụng. Bằng chứng, nếu trẻ suốt ngày xem vô tuyến thì không thể có được tình cảm yêu thương gắn bó với người thân.
Các nhà tâm lí học phát hiện thấy phương pháp giáo dục có cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn phát huy tác dụng, trong đó cha mẹ được xem là “công cụ” học tập tốt nhất cho con trẻ. Các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian chơi cùng trẻ, quan tâm đến sở thích của chúng và sử dụng ngay những sở thích này để khơi dậy tính tò mò, sáng tạo cho trẻ. Theo năm tháng não bộ phát triển, trẻ không những học hành tốt hơn mà còn xây dựng được mối liên kết cộng đồng, gia đình tốt hơn.
Một số chương trình giáo dục thường được chiếu trực tiếp lên trên truyền hình hay những bộ phim hoạt hình cũng có ích nhưng không phải là giải pháp giáo dục thay thế đối với nhóm trẻ dưới 6 tuổi. Lợi thế của việc giáo dục truyền thống là qua giao tiếp tạo ra tình yêu, tình cảm cho con trẻ. Những điều trẻ thu lượm được qua cách giáo dục trực tiếp sẽ lưu lại trong trí nhớ của trẻ và phát huy tác dụng trong suốt cả cuộc đời con người.
Để phát huy trí thông minh cho trẻ, cha mẹ cần biết một số nguyên tắc giáo dục. (Ảnh minh họa).
Theo các chuyên gia giáo dục, phương pháp đọc và nghe, nhất là những câu chuyện cổ tích, lời ru sẽ có tác dụng hình thành trí nhớ cho trẻ. Tùy thuộc vào độ tuổi có thể cho trẻ xem họa báo, tranh ảnh để giúp trẻ dần hiểu thêm xã hội, thế giới xung quanh. Ngoài đọc sách, kể chuyện cổ tích thì liệu pháp đồ chơi cũng được xem là hữu ích, giúp phát huy trí thông minh cho trẻ.
Điều này đã được các công ty sản xuất đồ chơi nghiên cứu và đưa ra thương phẩm những loại sản phầm đồ chơi hữu ích nhất. Theo nghiên cứu về tác dụng của đồ chơi đối với trẻ có tên Consumer Reports Best Baby Product do TS. Sandra Gordon người Anh thực hiện thì tiêu chí quan trọng trong việc chọn đồ chơi cho trẻ là phải phù hợp với các giai đoạn phát triển sinh học tự nhiên của trẻ.
Điều này giống như khi một lời nói được phát ngôn ra, người nghe phải hiểu được. Nói cụ thể hơn, phải phù hợp với độ tuổi, mức độ phát triển của não, không làm cho trẻ sợ, chú trọng đến âm thanh và càng lớn trẻ càng ưa những đồ chơi có nhiều ý nghĩa hơn, như đồ chơi có thể cầm nắm được.Theo nghiên cứu, 9 tháng tuổi nên cho trẻ tiếp xúc đồ chơi, nhất là những loại đồ chơi trẻ có thể tự phân loại được hoặc đồ chơi giấu kín trẻ có thể tìm thấy. Khi trẻ lớn, nên cho trẻ dùng đồ chơi có màu sắc đa dạng, tuy nhiên mọi cái chỉ nên dùng ở mức vừa phải, không nên lạm dụng để hạn chế nhàm chán.Để phát huy trí thông minh, sáng tạo cho trẻ, đặc biệt là giúp não phát triển tốt, cần chú trọng đến một số nguyên tắc giáo dục theo độ tuổi dưới đây:- 4 tháng tuổi: Đọc truyện cho trẻ nghe, sử dụng mặt nạ thân thiện, dùng đồ chơi có tốc độ di chuyển chậm. Thường xuyên hát ru trẻ ngủ, nhất là những câu hát ngắn, dễ nghe, dễ nhớ. Nói những ngôn từ đơn giản để trẻ nhập tâm, ví dụ: Mẹ con mình cùng ra xe, mẹ đặt con vào nôi để mẹ lái xe.
- 6 – 18 tháng tuổi: Tâm sự trực tiếp với trẻ theo kiểu mặt đối mặt bằng âm thanh, lời nói, chỉ tay trực tiếp vào người, đồ vật và nhắc đi nhắc lại tên đồ vật đó nhiều lần.
- 18 – 24 tháng tuổi: Ở giai đoạn này nên sử dụng đồ chơi mang tính nhận biết để giúp trẻ phát huy tính sáng tạo. Ví dụ, để 3 thứ đồ chơi trước mặt trẻ giải thích cho trẻ chọn 1 trong 3 thứ đồ chơi này. Từ giai đoạn này trở đi nên giới thiệu với trẻ những công cụ cần thiết trong học tập như bút, giấy, phấn và đưa ra những câu hỏi “tại sao”, “ở đâu”, “cái gì” để trẻ bắt đầu tự lựa chọn đồ chơi cho mình.
- 24 – 36 tháng tuổi: Từ giai đoạn này nên khen ngợi, động viên trẻ khi chúng làm tốt việc gì đó. Điều này có tác dụng giúp trẻ biết cách sử dụng đồ chơi mới, kết hợp giữa đồ chơi với những ý tưởng thường diễn ra trong cuộc sống.
Ví dụ, giả vờ đàm thoại trên vô tuyến, lái xe, pha trà, làm cô giáo, đọc cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích ngắn gọn, sau đó tóm tắt để trẻ hiểu. Mỗi khi đọc truyện nên chỉ tay trực tiếp vào dòng hay hình ảnh để trẻ quen dần với mặt chữ và âm thanh của từ vựng.
- 3 – 5 tuổi: Nuôi dưỡng tính sáng tạo bằng cách đưa ra những ví dụ cụ thể. Sử dụng những trò chơi hiển thị trên bảng để giúp trẻ hiểu các kĩ năng học.
Thời gian này nên hạn chế xem truyền hình trong khoảng 1 – 2 giờ/ ngày, nên tăng cường đọc sách, kể chuyện, sử dụng trò xếp hình và những trò giải trí kích thích tính khám phá.
Từ giai đoạn này, các bậc cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn cho việc học hành của con cái, giải thích cặn kẽ mọi điều để trẻ hiểu, hưng phấn và tiếp tục khám phá thêm những điều mới lạ
Home
»
»Unlabelled
» Lộ bí kíp mật nuôi dạy trẻ “thần đồng”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đăng nhận xét