KIZUNA VIỆT NAM 2013…Một kỉ niệm không thể nào quên trong cuộc đời tôi…Đây là dự án tăng cường tình đoàn kết (KIZUNA) Đoàn sinh viên, học sinh THPT Việt Nam về thảm họa kép động đất sóng thần tại Nhật Bản ngày 11 tháng 3 năm 2013 (thảm họa 113)
Chân thành cảm ơn cô giáo Đoàn Thị Thu Hòa (giáo viên bộ môn tiếng Nhật trường Đại học Dân Lập Hải Phòng) đã giới thiệu và tiến cử em tham gia chương trình này :)
Thông tin chung về chương trình KIZUNA VIỆT NAM 2013 (Group C):
Thông tin chung về chương trình KIZUNA VIỆT NAM 2013 (Group C):
_Thời gian: Từ ngày 3/3/2013 đến ngày 13/3/2013.
_Thành viên: 28 sinh viên trên toàn quốc, 2 giáo viên, 2 điều phối viên.
_Địa điểm: Tokyo, Iwate, Ichinoseki, Ofunato, Rikuzentakata, Kamaishi, Meguro, Odaiba.
_Nơi ở: Harumi Grand Hotel, Router-in Ichinoseki Inter, Aeria Tono, Higashinihon Morioka, Zuisenkaku.
_Phương tiện: Airplane, Bus, Shinkansen.
_...
Lịch trình các hoạt động chính:
Ngày 3/3 - 4/3: Chúng tôi - bay từ Nội Bài vào đêm ngày 3/3 đến Narita vào 6h40 sáng (giờ Nhật), đi xe bus đến khách sạn Harumi Grand Hotel, được hướng dẫn đo thân nhiệt, kí gửi hành lý tới các tỉnh sẽ tới, tham gia chương trình hướng dẫn chung cho toàn đoàn về hành trình sắp tới. Sau đó vài người đã đi tham quan các khu vực xung quanh khách sạn… tất cả phải có mặt tại phòng trước 22h…
Ngày 5/3: Học về [Khái quát về thiệt hại động đất sóng thần/quá trình tái thiết miền Đông Nhật Bản] của [Trung tâm nghiên cứu, quản lý rủi ro đại học Meiji]. Sau đó, từ 13:40 đến 16:13 di chuyển đến vùng thiệt hại Ichinoseki bằng tàu Shinkansen YAMABIKO 63.
Ngày 6/3: 8:50 Đến nhà truyền thống văn hóa Ichinoseki, 13:30-15:00 học bài giảng [Giới thiệu trụ sở phòng chống tai họa Ichinoseki / Sơ lược tình hình thiệt hại và quá trình tái thiết miền Đông Nhật Bản sau thảm họa], 15:00-16:30 học bài giảng [Hoạt động tình nguyện tái thiết vùng thảm họa]
Ngày 7/3: 8:35 di chuyển bằng xe bus tới nhà học tập giao lưu Iport Kitakamigawa. 9h00-11:30 tìm hiểu vai trò và chức năng của trung tâm phòng chống thảm họa. 13:00 di chuyển đến nhà truyền thống văn hóa Ichinoseki Bunkadenshokan để làm đồ thủ công hỗ trợ tái thiết.
Ngày 8/3: 07:35 di chuyển đến thành phố Ofunato. 10:00-12:30 Tham quan tìm hiểu doanh nghiệp chịu thiệt hại (Cty bánh kẹo Saito). 13:45-14:00 di chuyển đến thành phố Rikuzentakata. 14:00-15:30 quan sát tình hình thiệt hại dưới sự hướng dẫn của tình nguyện viên
Ngày 9/3: 07:50 di chuyển đến thành phố Kamaishi. 9:15-11:20 quan sát tình hình thiệt hại, nghe lời kể của nhân chứng thảm họa. 13:00-15:00 Hội thảo xây dựng kế hoạch hành động sau khi về nước
Ngày 10/3: 08:10 di chuyển đến thành phố Ichinoseki. 10:00-12:00 chuẩn bị bài báo cáo hành động sau khi về nước. 13:00-16:00 đến trung tâm giao lưu địa phương Higashiyama, báo cáo kế hoạch hành động sau khi về nước.
Ngày 11/3: 07:50 di chuyển đến ga ichinoseki. 09:06-11:28 di chuyển về Tokyo bằng tàu Shinkansen. 12:00-13:00 di chuyển đến phố cổ Asakusa, tham quan chùa Sensoji, tìm hiểu văn hóa Nhật Bản.
Ngày 12/3: 08:40 Tập trung toàn đoàn. 08:45-09:50 di chuyển đến nhà tư liệu học tập động đất. 10:10-12:00 học và trải nghiệm phòng chống thảm họa. 14:00-16:00 tham quan khu thương mại Odaiba. 16:00-18:30 di chuyển bằng xe bus tới hội trường tổ chức báo cáo tổng kết, thay quần áo chuẩn bị tiết mục, báo cáo tổng kết hành động sau khi về nước.
Ngày 13/3: 10:20 Mang hành lý xuống tập trung tại sảnh khách sạn, kiểm tra hộ chiếu, trả ô mượn cho BTC. 11:10-12:00 Đến chùa Zojoji, tản bộ, chụp ảnh kỉ niệm. 12:10-12:50 di chuyển đến Odaiba. 13:00-13:50 ăn trưa, chia tay với điều phối viên và nhân viên JICE. 14:00-15:30 di chuyển tới sân bay quốc tế Narita.
Cảm nhận đầu tiên của bản thân… Nhật Bản đến với mình đầu tiên qua những trang sách, thông tin trên báo, đài TV… qua những cuốn truyện tranh bất hủ mọi thời đại như Doraemon, Dragon Ball… Nhìn chung cảm tưởng của mình hồi đó, Nhật Bản là một quốc đảo, hay bị động đất, tài nguyên khan hiếm…nhưng con người nơi đây sống rất có quy tắc, nề nếp, lịch sự, hiếu khách, đặc biệt ý chí và nghị lực phi thường của họ đã làm nên kì tích “Thần kỳ Nhật Bản” lẫy lừng trên toàn thế giới, là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới…Vì vậy, qua chương trình KIZUNA này, đây là một cơ hội để mình có thể trực tiếp trải nghiệm những gì mình từng biết xem có đúng hay không? Quả thật là may mắn được tham gia chương trình này, khi mình vẫn đang trong quá trình cày tiếng Nhật để mong một ngày không xa, sẽ được đến đất nước mình hằng mơ ước này…
Vậy trách nhiệm đó là gì??? Tất cả chúng ta ai cũng biết thảm họa kép động đất sóng thần kinh hoàng tại Nhật Bản vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 (2 năm trước) hay được gọi tắt là [Thảm họa 113]…Nhờ công nghệ hiện đại, nên dù ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta đều có thể chứng kiến sự tàn phá quá sức tưởng tượng, sức mạnh của thiên nhiên đó đã làm Nhật Bản thiệt hại rất rất nhiều từ con người cho đến của cải, đường xá, các công trình...
Nguồn ảnh: Google
Ngày hội ngắm hoa Anh Đào tại Nhật Bản
Nguồn ảnh: Google
Nguồn ảnh: Google
Cũng như nhiều bạn trong đoàn, mình đã nghĩ đây là một chuyến du lịch miễn phí thật quý giá (vì ở Nhật mọi thứ rất đắt đỏ, mà nhiều khi có tiền cũng không tham gia được những chương trình dự án tầm cỡ quốc gia thế này)…cho nên bản thân rất háo hức, và đã tự vẽ ra trong đầu những gì mình sẽ được trải nghiệm khi sang đó. Tuy nhiên, sau khi đọc kĩ bản lịch trình (những nơi đến chủ yếu sẽ là những vùng bị thiệt hại do thảm họa kép 113), mục đích dự án, và từ trải nghiệm 10 ngày bên đó, mình mới nhận thức được rằng chuyến đi này không phải là đi chơi, không phải là một chuyến du lịch bình thường…mà bản thân những người tham gia chương trình này đều có trách nhiệm, đều có sứ mệnh…
Nguồn ảnh: Google
Thống kê những trận động đất lớn gây chết người trên toàn thế giới vào năm 2011
Nguồn ảnh:The CATDAT Damaging Earthquakes Database
Nguồn ảnh:The CATDAT Damaging Earthquakes Database
Nguồn ảnh: Google
Những vùng chịu thiệt hại nặng nhất
Nguồn ảnh: Google
Nguồn ảnh: Google
Nhưng mọi thứ không dừng lại ở đó, từ sau biến cố khủng khiếp trên, một trong những điều khiến Nhật Bản khó khăn nhất trong quá trình tái thiết, cũng như lấy lại hình ảnh cuả nước Nhật vốn có… đó chính là những tin đồn thất thiệt, những lời đồn đại vô căn cứ, và sự ngộ nhận của phần đông cộng đồng quốc tế về Nhật Bản sau thảm họa kép ngày 11 tháng 3 năm 2013.
Thống kê thiệt hại vào ngày 10/03/2012 (1 năm sau thảm họa kép)
Nguồn ảnh: Google
Nguồn ảnh: Google
Nhìn chung, từ những kiến thức thu thập được trên báo, đài, Internet, suy nghĩ của người thân, bạn bè…thì Nhật Bản sau thảm họa kép đã trở thành một đất nước không an toàn, rò rỉ phóng xạ, ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất…và trên hết là theo chu kỳ, rất có thể trong vòng 5-10 năm tiếp theo, thảm họa tương tự hoặc lớn hơn sẽ xảy ra… Nên rất nhiều người đã khi nhắc đến Nhật Bản là mường tượng ra bao điều khủng khiếp, nghĩ đã thấy sợ chứ đừng nói là đến…Hình ảnh một đất nước hào hùng ngày nào giờ đang xuống cấp nghiêm trọng, mặc dù người dân Nhật đang nỗ lực hết mình tái thiết lại quê hương…
Cảnh tượng sóng thần tràn vào thành phố
Nguồn ảnh: Google
Nguồn ảnh: Google
Bản thân những người tham gia chương trình KIZUNA này sẽ được trực tiếp đến những vùng bị thiệt hại, được tìm hiểu thông tin chi tiết về các con số thiệt hại chính xác, những hình ảnh đang nỗ lực tái thiết của Nhật Bản, được gặp và nghe lời kể của những nạn nhân may mắn sống sót sau thảm họa 113, được học những biện pháp phòng tránh thiên tai (trải nghiệm cứu hỏa, động đất, học cách thoát hiểm…) từ đó mỗi người sẽ trở thành nhân chứng sống để truyền đạt những trải nghiệm thực tế, góp phần xóa bỏ tin đồn thất thiệt. Đồng thời tăng cường tình gắn kết với nước ngoài thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm về thiên tai và công việc tái thiết.
Cảnh tượng trước và sau khi xảy ra thảm họa
Nguồn ảnh: Google
Nguồn ảnh: Google
Nguồn ảnh: Google
Vậy mà sau trận sóng thần khủng khiếp của 2 năm về trước, tất cả đã bị cuồn trôi, chỉ còn một cây thông duy nhất còn sót lại…Cây thông này chính là “Cây thông bất khuất” “一本松” huyền thoại, là biểu tượng cho sự mạnh mẽ, kiên cường, là biểu tượng sự hồi sinh sau thiên tai của người Nhật Bản.
Cây thông bất khuất, hiện giờ là di tích lịch sử của Nhật Bản về [Thảm họa 113]
Đây là quang cảnh buổi học về các kiến thức được truyền đạt lại do chính những nạn nhân còn sống sót.
Chúng tôi được gặp ông giám đốc công ty bánh kẹo Saito, được nghe ông kể về ông đã sống sót ra sao khi thảm họa ập đến, về thiệt hại của công ty và quá trình tái thiết sau thảm họa…
Và đây là kinh nghiệm mà chúng tôi học được từ công ty bánh kẹo Saito
[Những điều giác ngộ sau thảm họa
*Giá trị đích thực của phát triển văn hóa
*Ý nghĩa tuyệt vời của cõi đời vô thường
Thiên tai không chọn vùng miền để xảy ra
_Công ty cổ phần bánh kẹo Saito_]
Sau đó, chúng tôi được thực hành luyện tập chạy khi có báo động sóng thần ập tới, thì với địa hình chung quanh khu vực này, chúng tôi sẽ có bao nhiêu % sống sót ? Và sau hiệu lệnh, chúng tôi chạy thục mạng lên trên đồi cao, vừa chạy vừa hô”Sóng thần, sóng thần, chạy mau mọi người ơi”.
Phải mất tầm 5 phút để thở và định thần lại, chúng tôi cùng nhau đi bộ xuống…
Sau đó, tất cả cùng tham quan một trong những di tích của khu vực này, đó là tháp đồng hồ.
Vào mỗi ngày, chúng tôi được đến nhiều địa điểm bị thiệt hại… Có nơi đã từng là thành phố sầm uất, tấp nập, nhộn nhịp, mà giờ đây quang cảnh chẳng khác gì một bãi đất trống, hoang tàn, đổ nát…
Công việc tái thiết vẫn đang diễn ra hàng ngày, người dân Nhật Bản đang nổ lực hết mình để khôi phục lại quê hương yêu dấu của họ.
Những người công nhân đang miệt mãi tái thiết lại quê hương yêu dấu.
Các trại tị nạn dã chiến được dựng ở khắp nơi
Đây là ngôi trường mà toàn bộ học sinh cấp 1, nhờ thực tập phòng chống thiên tai tốt, nên khi sóng thần ập đến, tất cả các học sinh đã nhanh chóng lánh nạn trên tầng thượng, không một học sinh nào tiệt mạng.
Chúng tôi được đến trung tâm Triển lãm và sự kiện của địa phương, trung tâm Aipoto“あいぽーと”
Sau đó, được nghe thuyết trình giảng giải về hệ thống phóng chống lũ lụt của vùng
Nơi tôi đang chỉ chính là 1 trong 3 đập chứa nước khổng lồ mà người dân vùng này đã chuẩn bị sẵn sàng khi lũ lụt đến.
Người Nhật Bản chuẩn bị mọi thứ rất cẩn thận cho thiên tai, vì trong quá khứ họ cũng đã phải gặp rất nhiều thảm họa…
Tại Trung tâm thực tập phòng chống thảm họa, chúng tôi đã được học rất nhiều điều bổ ích về phòng chống, cách xử lý tình huống khi thảm họa đến, thực tập cứu hỏa, trải nghiệm động đất 7 độ richte, thoát hiểm khỏi mê lộ trong trường hợp bị hỏa hoạn và mất điện, phản xạ đầu tiên như thế nào khi đang trong thang máy mà động đất xảy ra…
Và đây là tấm ảnh lưu niệm tại trung tâm thực tập phòng chống thảm họa.
Qua những hoạt động trên, bản than tôi đã xác nhận được cái mình cần phải làm rõ khi tham gia chương trình này. Đó là sự an toàn của Nhật Bản sau thảm họa. Như đã nói ở trên, mối lo lớn nhất của bất kì ai biết đến thảm họa 113 này chính là mức độ rò rỉ phóng xạ ra sao, đã ảnh hưởng tới nguồn nước, không khí, thức ăn… như thế nào? Chúng tôi đã trực tiếp tìm hiểu cùng với các tài liệu thu thập được, có thể khẳng định rằng:
_Về lượng phóng xạ trong thực phẩm, nước uống: Toàn bộ đồ ăn đang bán đều được kiểm tra lượng phóng xạ, xác nhận an toàn. Nước uống cũng vậy, hoàn toàn không có vấn đề gì, có thể dùng trực tiếp bình thường.
_Về lượng phóng xạ trong không khí: Sau sự cố xảy ra, chính phủ Nhật Bản và các chính quyền địa phương đã liên tục đo lường phóng xạ tại các khu vực và công bố lượng phóng xạ có trong không khí. Theo số liệu mới nhất, lượng phóng xạ trong không khí ở Nhật Bản không phải là cao, nếu so sánh trường hợp Tokyo với Bắc Kinh, Seoul, Singapore, New York … và các đô thị chính của châu Á và châu Đại Dương, Bắc Mỹ thì thấp hơn. Với các chỉ số tại tỉnh Miyagi, Iwate là các vùng bị thảm họa, so với các đô thị chủ yếu của các nước khác thì chỉ số cũng thấp hơn.
Tham khảo ảnh: Tiêu chuẩn phóng xạ môi trường (số liệu từ Tổ chức du lịch quốc gia Nhật Bản - JNTO)
Nguồn ảnh:
Chính phủ Nhật Bản cũng cung cấp thông tin về nhà máy điện nguyên tử, lượng phóng xạ trên trang web, để biết các thông tin chính xác, mời các bạn tham khảo các trang web sau:
_Bộ y tế, lao động: http://www.mhlw.go.jp/english/topics/2011eq/index.html
_Cơ quan an toàn nguyên tử: http://www.nisa.meti.go.jp/english/index.html
_Bộ ngoại giao: http://www.mofa.go.jp/j_info/visit/incidents/index.html
Những ngày học về kiến thức về thảm họa và thiệt hại…
Ngoài ra chúng tôi còn được tham gia làm đồ thủ công hỗ trợ chương trình tái thiết, nhóm chúng tôi được học cách gấp hoa Anh Đào (Sakura), viết lời chúc lên từng bông hoa
Công đoạn cuối, gắn hoa vào tấm bìa lớn và trang trí.
Thành quả.
Cố gắng lên nhé Nhật Bản, chúng tôi luôn ở bên các bạn :)
Tặng quà lưu niệm cho trung tâm tình nguyện cứu trợ nạn nhân thảm họa.
Buổi họp bàn về kế hoạch hành động khi về nước
Đây là kế hoạch thiết yếu mà chúng tôi hướng vào, ngoài ra sẽ còn tổ chức các cuộc họp, buổi giới thiệu về chuyến đi, làm áp phích tuyên truyền v.v…
Để có thể giúp càng nhiều người tham gia dự án, chúng tôi sẽ lập Fanpage này bằng cả 3 thứ tiếng trên. Về những tác phẩm của đoàn, riêng bản thân tôi đã có tư liệu là hơn 2000 tấm ảnh, vì vậy với tổng số tư liệu của cả đoàn, chúng tôi sẽ có rất nhiều câu chuyện để chia sẻ cho mọi người trên toàn thế giới về Nhật Bản…
Ngoài tất cả các thành viên đã tham gia chương trình KIZUNA, chúng tôi sẽ hướng đến bất kì ai quan tâm về vấn đề này trên toàn thế giới.
Sau đó, toàn Group C đã chụp ảnh lưu niệm cùng với các cán bộ đến dự, bao gồm đại sứ quán, đại diện của đoàn sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản và các thành viên trong chính phủ Nhật Bản. KIZUNA VIỆT NAM – Group C
Trong một ngày báo cáo khác, Group chúng tôi đã biểu diễn một tiết mục múa nón Việt Nam với bài hát "Quê Tôi"
Và đây là ảnh lưu niệm toàn đoàn, cả 3 groups
Và đây là ảnh lưu niệm toàn đoàn, cả 3 groups
Đến ngày 11 tháng 3, chúng tôi được tham quan chùa Sensoji tại Asakusa, và chờ đến đúng khoảnh khắc mà thảm họa 113 xảy ra vào 2 năm về trước, chúng tôi cùng nhau cầu nguyện cho các nạn nhân xấu số, cầu nguyện cho một tương lai rạng rỡ đầy hứa hẹn đến với người dân Nhật Bản, hi vọng rằng, những thảm họa đau lòng sẽ không còn xảy ra nữa…
Giờ đây, chúng tôi đã trở về Việt Nam, mỗi người đều đang thích nghi lại với cuộc sống thường ngày, nhưng tất cả chúng tôi vẫn đang nỗ lực tiến hành dự án đã nêu trên để có thể giúp người dân trên toàn thế giới sớm hiểu được thực trạng những gì đang diễn ra tại Nhật Bản, hoàn toàn trái ngược với những tin đồn thất thiệt, và những nỗ lực trong việc tái thiết quê hương.
Chúng tôi trân trọng sự hợp tác của các bạn
Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet
Lời cuối, xin chúc Nhật Bản thật nhiều điều tốt đẹp, chúng tôi sẽ luôn bên cạnh các bạn!
Nguồn ảnh: YEOUNG
Đăng nhận xét