Cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều "đất", càng rộng càng tốt. Chuyện bắt quân cũng cần nhưng được xem là thứ yếu. Thế trận trên bàn cờ vây có khả năng biến hoá cao với các đám quân và "vùng đất." Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ. Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi. Cờ vây khác so với các loại cờ khác là người chơi được phép nhường lượt đi của mình cho đối phương, nhất là lúc tàn cuộc và nhận ra rằng nếu mình đi thì chỉ làm cho mình bị thiệt hại, còn khi nào thấy cần thì đi tiếp. Đến khi cả hai bên đều thấy đi tiếp là vô ích, ván cờ sẽ được thỏa thuận dừng tại đây, hai bên cùng đếm "đất" để xác định thắng thua. Với bàn cờ chuẩn (19 x 19) thì sau khi đếm xong, bên Trắng được cộng thêm 5,5 (5,5 điểm do bên Trắng luôn là bên đi sau).
Lịch sử
Cờ vây là loại cờ cổ, được chơi cách đây khoảng hơn 4000 năm. Khởi thủy của môn cờ bắt đầu từ giấc mơ của vua Nghiêu về việc xem chơi cờ giữa Hoàng Đế (người mở đầu thời Ngũ Đế) với vị tiên Dung Thành. Vua đang thấy tiên Dung Thành chơi một loại cờ gồm một bàn cờ và các quân trắng đen bèn thỉnh cầu tiên day cờ cho mình. Đang chơi cờ hay bỗng vua Nghiêu tỉnh lại. Vua ngẫm ra thấy hay quá bèn tìm cách nhớ lại và bổ khuyết thêm các quy tắc, luật lệ và sáng tạo ra môn cờ vây, vì mục đích của nó là vây chiếm lãnh thổ, đất đai. Sau đó, cờ vây được thái tử Đan Chu, con của vua Nghiêu truyền bá khắp thiên hạ. Trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Quan Công đã chơi cờ vây với thuộc hạ trong khi để cho Hoa Đà nạo xương cánh tay chữa vết thương. Vi kỳ ngày xưa gọi là "dịch" (弈), được viết với bộ "củng". Trong những sách cổ của Trung Hoa như Tả Truyện, Luận Ngữ, Mạnh Tử đã nhắc nhiều đến "dịch" nhưng từ đời nhà Hán trở đi, thì cái tên vi kỳ ngày càng thông dụng. Hứa Thuận trong Thuyết Văn Giải Tự có chép "dịch, vi kỳ dã".
Cờ vây hiện nay rất phổ biến ở vùng Đông Á. Nhật Bản hiện nay là nước có số người chơi cờ rất cao. Cờ vây đã tới Nhật vào thế kỷ 7 và tới đầu thế kỷ 13, nó đã được chơi rộng rãi khắp mọi nơi trên đất nước này. Sự phát triển của Internet cũng đã làm cho nó phổ biến hơn trên khắp thế giới và đến nay đã có 36 triệu người yêu thích môn cờ này (thống kê của Hiệp hội cờ Vây nghiệp dư thế giới năm 1999).
Môn cờ vây cũng đã được người Việt Nam biết tới từ lâu, nhưng qua thời gian, chiến tranh nên đã hầu như không còn ai biết cách chơi. Nó được phổ biến lại tại Việt Nam vào năm 1993 nhân dịp có một giảng viên không chuyên từ Trung Quốc sang giảng dạy giúp cho ngành Thể dục thể thao Hà Nội.
Cờ vây có từ xa xưa, nhưng luật của nó lại không hề bị biến đổi theo thời gian như những trò chơi cổ khác. Lý do là luật chơi của cờ vây hết sức đơn giản, người nào cũng có thể chơi được, không cần đến trí thông minh ưu việt. Trong cờ vây, quân nào cũng như quân nào, giá trị y hệt nhau, không quân nào có tên tuổi, không có vua, có tướng. Tướng, vua được biết như chính người chơi cờ vậy. Cờ vây, như đã biết, muốn biết chơi thì quá dễ, nhưng để chơi tới được thành "cao cờ" thì rất khó. Khi chơi cờ vây cũng giống như khi ra trận đánh giặt. Bàn cờ là chiến trường và mục đích là chiếm lấy lãnh thỗ. Một kỳ thủ cờ vây thực sự biết quý trọng từng quân cờ và luôn đặt hết tâm quyết vào mỗi nước đi.
Phân hạng người chơi
Đẳng cấp của cờ vây phân biệt trên 2 hệ thống riêng biệt. Đó là hệ thống đẳng cấp nghiệp dư và đẳng cấp chuyên nghiệp:
Nghiệp dư Kyu (đọc là kiu): Từ người mới bắt đầu chơi đến người chơi trung bình được chia thành nhiều cấp. Cấp mạnh nhất thường là 1 kyu, càng yếu, số kyu càng cao. Chữ kyu thường được viết tắt là k Ví dụ: Nếu thang nghiệp dư có 30 cấp từ 1 đến 30 thì cấp yếu nhất là 30k, cấp mạnh nhất là 1k. Dan (đọc là đẳng): Kí hiệu là d; chỉ những người có sức cờ mạnh, phát triển các kĩ năng ở mức độ cao, sử dụng các thao tác nhuần nhuyễn. Trái với kyu, khi càng mạnh số đẳng càng cao. Ví dụ: 2d thì mạnh hơn 1d và 4d mạnh hơn 2d. Để phân biệt với dan chuyên nghiệp, ta gọi đây là dan nghiệp dư.
Thực chất sự ra đời của dan không chuyên nhằm phân hóa rõ ràng hơn khoảng cách chênh lệch giữa các trình độ. Không phải nước nào cũng công nhận kì thủ cờ vây chuyên nghiệp nên việc ra đời hệ thống không chuyên trên đáp ứng thực tế là có những kì thủ không chuyên rất mạnh thắng được những tay chuyên nghiệp.
Chênh lệch trình độ của mỗi bậc trong đẳng cấp nghiệp dư là 1 quân chấp. Khi chỉ chênh lệch một bậc, người ta thường hay chấp komi. Trong cờ vây người cầm quân đen được đánh trước vì vậy để công bằng người cầm quân trắng được cộng tầm 5,5 đến 6,5 điểm tùy theo cách tính theo luật Trung Quốc hay Nhật Bản. Điểm cộng đó gọi là komi.
Chuyên nghiệp Kyu: có lẽ chỉ có từ 5k đến 1k (1k là cao nhất). Đẳng cấp kyu của chuyên nghiệp nhằm chỉ đến những người sắp sửa bước vào thế giới chuyên nghiệp của cờ vây, có thể họ đang rèn luỵện, học tập trong các trường dạy cờ nổi tiếng. Dan: Để phân biệt với dan không chuyên, người ta thường kí hiệu là p. Kì thủ được gọi là chuyên nghiệp khi được hiệp hội cờ vây của nước sở tại cấp chứng chỉ khẳng định trình độ chuyên môn. Một vài giải lớn thực sự chỉ dành riêng cho dân chuyên nghiệp. Hiện chỉ có vài nước là chứng nhận chuyên nghiệp như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên. Một số kì thủ các nước phương Tây tìm đến "tầm sư học đạo" và họ được gọi là insei. Khi một insei đủ mạnh để vượt qua kì xét tuyển, họ được cấp chứng chỉ của nước đó và được xem là chuyên nghiệp. Do số dan chuyên nghiệp được tính bằng cách riêng và một phần dựa vào danh hiệu đạt được nên không thể xét mạnh yếu như với không chuyên. Những đại kì thủ 9p có thể chấp những tân 1p và thắng hoặc 2p có thể cầm trắng vẫn thắng 8p. Một kì thủ có thể nhảy hạng nếu đạt được một danh hiệu cao quý nào đó.
So sánh Ở trình độ không chuyên, sức cờ thể hiện rõ ràng qua con số. Đối với chuyên nghiệp, thứ hạng lại không thể hiện điều đó. Tuy nhiên không có nghĩa là tay cờ vây không chuyên hạng 30k có thể thắng các tay cờ vây 5p. Các kì thủ không chuyên giỏi nhất có thể thắng các kì thủ chuyên nghiệp có cấp hạng cao. Điều này là bình thường, đơn giản: cờ vây cũng là một môn thể thao. Và trong thể thao, không thể nói trước điều gì.
Các giai đoạn của một ván cờ
Ván cờ vây được chia thành 3 giai đoạn, gọi là: Bố cục, Trung bàn (còn gọi là Trung bàn chiến - vì ở giai đoạn này thường xảy ra chiến đấu kịch liệt), và Quan tử.
Bố cục Giai đoạn ra quân trong cờ vây gọi là fuseki. Đây là giai đoạn quyết định cả bộ mặt của ván cờ sau này. Phần lớn trong khai cuộc, người ta tìm cách "án ngữ" chỉ vùng đất lớn trên bàn cờ bằng 1 đến 2 con; sau đó sẽ phát triển dần. Thông thường, các kì thủ bắt đầu bằng việc chiếm góc mà phần lớn là vào sao.
Khai cuộc cực kì khó, đơn giản vì bàn cờ vây có rất nhiều điểm để đặt quân. Để hỗ trợ cho các kì thủ nghiệp dư, nhiều cao thủ chuyên nghiệp đã nghiên cứu, sáng tác ra các thế khai cuộc gọi là joseki. Joseki liên tục phát triển và đổi mới.
Trung bàn chiến Ở phần này, chủ yếu hai bên tập trung vào việc tranh giành đất đai, bắt đầu tính tới các vùng tranh chấp, tìm cách đặt quân như thế nào để hạn chế sự bành trướng của đối phương, chuẩn bị vây bắt quân đối phương. Những quân bị đối phương vây sẽ bị tiêu diệt nếu không tạo được hai mắt. Nếu quân đã bị bao vây, cần phải tìm cách dàn quân bên trong để tạo ra các "mắt".
Trung bàn là nơi thể hiện rõ nhất tinh hoa của trí sáng tạo, trí khôn ngoan và sức cờ dẻo dai. Có những người thậm chí có thể dự đoán được sự quan trọng của quân đến 60 nước cờ. Do kết quả cờ vây được quyết định bởi điểm số mục nên các kì thủ sử dụng nhiều cách thức: hoặc nhảy phá đất đối phương, tiêu diệt quân, hoặc vây chắc đất... để giành phần thắng. Ở trung bàn, nhiều cuộc đuổi bắt lớn tới mức chỉ cần thất bại, người chơi tự chịu thua mà không cần đến giai đoạn Quan tử.
Hầu hết các ván cờ nổi tiếng đều nhờ kĩ năng điêu luyện của các kì thủ thể hiện trong giai đoạn Trung bàn này
Quan tử Sau khi qua trung cuộc, các vùng lãnh thổ của cả hai đấu thủ tạm thời xác định, ít có khả năng tạo ra những thay đổi lớn về tương quan thế lực của 2 bên, việc hoàn chỉnh lãnh thổ chỉ còn là những việc nhỏ chi tiết, đó chính là giai đoạn tàn cuộc của ván cờ, gọi là yose (tiếng Nhật). Các quân cờ thường được sắp xếp lại để tạo thành những hình đơn giản, thuận tiện cho việc xác định lãnh thổ và tính điểm.
--------------------
Trên đây là những hiểu biết sơ lược về cờ vây, lấy từ nguồn Wikipedia, có giảm lược vài cái không cần thiết để anh em dễ đọc , Có gì muốn đọc đầy đủ thì tìm trong Wiki nhé
---------------------------
Nghi thức chơi cờ, Hãy chơi cờ một cách có văn hóa
Cờ Vây là 1 loại hoạt động tao nhã, cũng là một môn nghệ thuật, một loại văn hoá. Vì vậy, tinh thần cờ vây, phẩm cách của người chơi cờ là rất quan trọng, người chơi cờ, đâu tiên nên biết đến các quy tắc nghi thức và cách biểu hiện lễ độ khi chơi cờ, trong quá trình nâng cao trình độ cờ, đồng thời lại càng phải nâng cao phẩm cách và đạo đức nữa. 1. Nghi thức: - Chọn quân: Người ít tuổi nên tự mình giữ quân đen nhường cho người lớn hơn ra quân trắng rồi tự minh đưa ra 1 hay 2 viên đen để đoán chẵn lẻ (đóan đúng thì cầm đen, đoán sai thì cầm trắng) -nước cờ đầu tiên của bên đen, nên đi vào góc phải trên, nghi thức này bắt nguồn từ Nhật bản, biểu thị sự kính trọng đối thủ của mình. -. Trước khi chơi cờ, nên chỉnh trang vị trí bàn cờ, quân cờ cho ngay ngắn, sạch sẽ với động tác nhẹ nhàng cẩn thận, biểu thị tôn trọng ván cờ và thái độ học tập. Tại các giải cờ lớn, người ít tuổi, người có địa vị đẳng cấp cờ thấp hơn (kkể cả người khiêu chiến cho 1 chức vô địch cũng là người có địa vị thấp hơn đương kim vô địch) thường làm điều này trước.
2. Cách biểu hiện lễ độ
- Tham gia thi đấu, ko được đến muộn, bỏ cuộc, (làm như thế biểu hiện hành vi vô lễ) - Trước khi đánh cờ, 2 bên bắt tay, hay cúi đầu biêu thị tôn trọng và học hỏi - Ngươi Nhật nhiều khi còn yêu cầu nói: Xin chỉ giáo, "onegaisimasu" - Lúc đánh cờ, cách ngồi phải nghiêm túc, không nghiểng ngửa, ngả ngốn. - Sau khi nghĩ kĩ, mới cầm quân cờ để đi cờ, ko nên thò tay vào hộp cờ ngoáy loạn xạ. động tác đã vừa xấu lại gây ồn ào. - Động tác đi cờ thì phai nhẹ nhàng, thoải mái nhưng rõ ràng, không nên dùng lực mạnh để đi cờ. - Đã đi cờ rồi đừng ân hận, đừng đi lại. - Lúc đánh cờ không nói chuyện với đối phương, càng ko nên nói chuyện với người xem, - Lúc đánh cờ không nên ăn vặt, ngoại trừ uống nước đỡ khát. - Lúc đánh cờ cũng không nên quạt mạnh (kì thủ thường dùng chiếc quạt nhỏ để làm thoáng không khí, xua đuổi khói thuốc lá) - Khi đánh cờ không nên hút thuốc tự do quá, nếu thấy đối phương là người không hút thuốc thì nên hỏi ý kiến trước. - Vào lúc đôi phương đang suy nghĩ, không nên cử động mạnh nhiều, không nên đứng ngồi nhấp nhổm, hay chạy sang bàn khác xem. - Nếu đối phương đi vắng khi ta đi cờ, thì nên báo cho đối phương biết nước đi của ta ở đâu khi họ quay lại bàn cờ - đó là hành động lịch sự và có trách nhiệm. - "Người thắng tất nhiên vui, nguời bại cũng vui". Hết ván cờ, 2 bên nên ngồi lại nghiên cứu, học tập lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. Thắng chẳng nên kiêu ngạo tự mãn, người thua cũng đừng cay cú hơn thiệt. - Đánh cờ xong rồi, 2 bên nên thu dọn dụng cụ chơi cờ cho ngay ngắn, nghiêm túc. Y hệt như trong Hikaru No Go, nghi lễ và các quy ước này giúp bạn cải thiện con người bạn rất nhiều đấy !
(http://vncovay.org/forum/)
Đặc Sắc Trong Cách Chơi Cờ
Chính xác thì mọi người giữ quân cờ như thế nào khi đánh cờ vây ? Những kì thủ mới thường thấy cầm quân cờ bằng ngón cái và ngón trỏ . đây không phải chuyện cực kỳ quan trọng , nhưng nó là cách tao nhã khi giữ quân cờ .
Đầu tiên , lầy quân cờ từ hộp đựng bằng ngón cái và ngón trỏ ( hoặc ngón giữa ) , đưa nó vào giữa ngón trỏ và ngón giữa , Sau đó đặt lên bàn cờ .
( kẹp quân cờ với ngón giữa ở bên trên và ngón trỏ ở bên dưới )
Với ngón tay duỗi thẳng ra trông nó rất phong cách , rất đặc sắc , Điều này không chỉ là cách tao nhã trong chơi cờ mà nó còn thể hiện rằng não của bạn kiểm soát rất tốt hành động của bạn .
Nhẹ nhàng và uyển chuyển , Tự tin đặt chính xác quân cờ của mình lên bàn cờ khiến người khác cảm thấy đây là một kì thủ mạnh.
Có một vài kì thủ thích cầm quân cờ theo những cách lạ hoặc cố ý để đánh lừa đối thủ về sức mạnh thực sự của họ .Nhưng thường thì người ta có thể đánh giá sức cờ của một người qua cách họ cầm quân cờ .
Lợi Ích Của Cờ Vây
Go is marvellous game ( Cờ vây là trò chơi kỳ diệu )
Óc Sáng tạo
Cờ vây là trò chơi tạo ra những hình cờ trên bào . Bạn có thể thoải mái đặt bất cứ đâu bạn thích , Với điều kiện là đặt trên những giao điểm trên bào cờ
Cờ vây có đầy tính sáng tạo và xây dựng khác với những trò chơi khác những sự vật bị phá hủy hoặc chiếm đoạt . Bạn không thể tạo ra sự phát triển trong cờ vây bằng cách hoạc thuộc lòng hoặc nhồi nhét kiến thức vào đầu .Cờ vây là trò chơi của sự sáng tạo và để cho bạn thỏa sức phát triển ý tưởng của mình
Bằng Chứng Y Học
Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng não trái của con người có chức năng để tính toán ghi nhớ và khả năng suy nghĩ Logic . Còn não phải của con người là trực giác và quan sát hình dạng sự vật và mối liên hệ trong không gian ; Nó cũng có tác dụng để phán đoán độ xa gần . Rất quan trọng để sử dụng tốt cả hai bán cầu não , nhưng dường như bán cầu não trái của con người hoạt động trội hơn hẳn so với não phải Cờ vây là trò chơi sử dụng não phải .Y học dã chứng minh rằng cờ vây kích thích não phải hoạt động , và làm tăng khả năng phán đoán của con người , và có tác dụng giúp giải tỏa stress . Cờ vây cũng có ích trong ngăn chặn sự suy nhược tinh thần ( người già ) và đột quị , phục hồi sau đột quị .
Giao thiệp giữa mọi người
Cờ vây là trò chơi mà bạn có thể yêu thích cả đời , từ tuổi thơ cho đế khi về già . Người lạ có thể ngay lập tức trở thành bạn bè qua chơi cờ vây .
Giao thiệp giữa con người trong xã hội hiện đại đang giảm đi , nhưng cờ vây có thể tạo ra đóng ghóp lớn để giao tiếp tốt hơn với gia đình , thầy cô giáo và học sinh , người lớn tuổi với người trẻ tuổi . Đó là bởi vì Cờ vây là trò chơi kì diệu không quan trọng giới tính quốc gia độ tuổi đều thích hợp .
Giáo dục trẻ em
Cờ vây giúp bạn phát triển sự tập trung và tập luyện giúp cho tất cả các khả năng phát triển hài hòa . Nó rất có ích để giúp trẻ em phát triển tích cách .
Tất nhiên là trong cờ vây , khi bạn chơi sẽ có một bên thắng một bên thua .Tự bạn phải có trách nhiệm đánh giá chính mình sau khi thắng hoặc thua cuộc , Bạn quyết định nước cờ nào bạn tạo ra . Những phức tạp của vui thích hay thất vọng nảy sinh ra từ thắng hoặc bại giúp trẻ em chín chắn hơn và dạy cho chúng tiếp cận với cuộc sống .
Điều quan trọng nhất là qua cờ vây , trẻ con tiếp xúc với những đứa trẻ khác và những người khác tuổi và nó sẽ dạy cho chúng biết cách quan tâm và biết ơn người khác .
Cũng chính vì các lý do và ích lợi này của cờ vây mà ở nhiều nước không chỉ châu á mà cả châu âu cũng có nhiều bậc cha mẹ cho con cái theo học từ rất sớm 5 - 7 tuổi ( ở các nước châu á nhiều đứa trẻ còn trở thành kì thủ chuyên nghiệp sau này ).
Lee Changho sinh ngày 29-7-1975 và trở thành học trò của Cho Hun-hyeon năm 1984. Anh lên chuyên nghiệp từ năm 1986. Năm 1990 anh bắt đầu giành được những danh hiệu của Hàn Quốc (Wangwi, Myeongin, Kiseong, Kuksu, GS Caltex Cup) mà những danh hiệu này đã được nắm giữ rất lâu bởi chính người thầy của mình, và năm 1992 Lee Changho đã giành được giải thế giới đầu tiên và cúp "Tong Yang Securities Cup" lần thứ 3. Thành tích của anh trong những giải đấu lớn của thế giới cho đến bây giờ vẫn không có ai sánh được. Với chiến thắng ở giải "Chunlan Cup" đánh bại Hane Naoki (năm 2003), Lee Changho đã giành chiến thắng trong mỗi giải đấu thế giới ít nhất là 1 lần (không tính những giải đã có từ lâu). Lee Changho còn được mệnh danh là "Stone Buddha" ^__^ Cool thật!!
Kobayashi Koichi
Kobayashi Koichi sinh ngày 10-9-1952 ở Asahikawa, Hokkaido. Thầy dạy là Kitani Minoru. Danh hiệu đầu tiên của ông là Tengen lần thứ 2 năm 1977. Tiếp theo là danh hiệu 10 Dan lần thứ 22 năm 1984 và đã bảo vệ thành công trong 3 năm liên tiếp. Danh hiệu Meijin lần thứ 10, Tengen 11th năm 1985. Danh hiệu Kisei lần thứ 10, cúp NHK lần thứ 33 năm 1986. Bảo vệ được danh hiệu Kisei suốt 5 năm và được mệnh danh là Kỳ Thánh. Năm 1993, bảo vệ danh hiệu Meijin và Gosei trong 6 năm. Là người đứng đầu top Oteai (giải đấu của các kỳ thủ chuyên nghiệp của Nhật để giành những thứ hạng của họ), Shinjin O 2 lần, Haya-go, Prime Minister's cup 3 lần, và nhận được giải thưởng "Kỳ thủ nổi tiếng nhất" (Most outstanding player) và giải thưởng Shusai (tên 1 kỳ thủ nổi tiếng Honinbo Shusai 1874-1940) 7 lần. Tính cho đến nay ông đã giành được 59 danh hiệu.
Cho Chikun
Cho Chikun sinh ngày 23-6-1Korea. Thầy dạy là Kitani Minoru (từ năm 1962). Danh hiệu lớn đầu tiên mà ông giành được là Pro Best Ten 12th năm 1975. Đánh bại Otake Hideo và giành được danh hiệu Meijin lần thứ 5. Ông đã bảo vệ được danh hiệu này trong suốt 5 năm. Hơn nữa vào năm 1981, ông đã giành được danh hiệu Honinbo và trở thành người thứ tư trong lịch sử cùng giành được 2 danh hiệu Meijin-Honinbo. Năm 1982 ông giữ 3 danh hiệu: 10 dan, Honinbo và Meijin. Năm 1983 giành được danh hiệu Kisei và bảo vệ được danh hiệu trong 3 năm. Năm 1987, đạt được danh hiệu Tengen lần thứ 13 và trở thành kỳ thủ đầu tiên giành được tất cả 7 danh hiệu lớn. Năm 1989, Honinbo lần thứ 44 và bảo vệ thành công đến năm 1993; bảo vệ danh hiệu 10 dan lần thứ 27 và lại giành được danh hiệu Kisei vào năm 1994. Chiến thắng trong giải Oteai top, Gosei, Haya-go, NEC cup, NHK cup và Kakusei 2 lần, Oza 1 lần. 4 lần nhận được giải "Most Outstanding Player" và danh hiệu Shusai.
Lee Sedol
Lee Sedol sinh ngày 3-2-1983 tại Hàn Quốc, thầy dạy là Kwan Kab Ryong. Anh lên chuyên nghiệp vào năm 12 tuổi nhưng đã có sự khởi đầu không được tốt lắm khi đã mất 3 năm để lên được 2 dan. Sự nghiệp của anh chỉ thực sự bắt đầu khi anh lên 3 dan vào năm 1999. Năm 2000, anh đã có 1 chuỗi trận thắng liên tiếp (32 trận) và sau bước tiến ấn tượng đó, anh đã giành được danh hiệu đầu tiên "Chunwon" lần thứ 5 (tương đương với danh hiệu "Tengen" của Nhật). Lee Sedol đã trở nên nổi tiếng khi mới 17 tuổi ở Hàn Quốc và đã được đặt cho biệt danh là "Boy, the Unbeatable" (tạm dịch: Cậu bé bất khả chiến bại). Năm 2003, liên đoàn cờ Vây của Hàn Quốc đã đổi 1 số luật cho phép những kỳ thủ có thành tích tốt sẽ có cơ hội lên hạng nhanh hơn. Lee Sedol đã tận dụng cơ hội này. Trong năm đó, anh lên liền 3 đoạn (từ 6 đoạn lên 9 đoạn). Điều này xảy ra sau khi anh vượt qua người đồng hương Lee Chang-ho, giành chiến thắng trong giải LG Cup lần thứ 7 và đứng vị trí thứ 2 trong KT Cup. Lee Sedol là kỳ thủ hàng đầu không chỉ ở độ tuổi của anh mà còn trên toàn thế giới.
Đăng nhận xét